Lawrence Yeo, Giám đốc điều hành của AsiaBIZ Strategy, một công ty tư vấn chuyên về thị trường châu Á có trụ sở tại Singapore, dự báo một triển vọng kinh tế ảm đạm cho khu vực này trong năm 2023. Ông cho rằng cần có chiến lược đầu tư tập trung để “nhìn thấy ánh sáng trong những thời khắc đen tối nhất”.
Tuy nhiên, cơ hội sẽ đến các quốc gia châu Á sở hữu các động lực tăng trưởng như hệ sinh thái và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tốt cùng khả năng tiếp cận thị trường rộng mở. Họ cũng cần phải có luật pháp mạnh mẽ để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khả năng tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn, và một lượng lớn người tiêu dùng nhanh chóng chấp nhận công nghệ và hàng hóa nước ngoài.
Nhờ sở hữu những đặc điểm này, các quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Úc, Malaysia, Indonesia và Việt Nam trở nên vô cùng triển vọng trong danh mục đầu tư vào năm 2023. Dòng vốn tập trung vào các quốc gia này, do đó, có thể mang lại ánh sáng cho các doanh nghiệp trong thời điểm ảm đạm hiện nay.
Trước đó, dự báo tăng trưởng năm 2023 ở các nước châu Á đang phát triển đã bị Ngân hàng Phát triển châu Á hạ từ 5,3% xuống 4,9% vào tháng 9/2022, do những thách thức như lạm phát, nhu cầu bên ngoài yếu hơn, gián đoạn chuỗi cung ứng và việc tiếp tục phong tỏa để ngăn chặn Covid-19 ở Trung Quốc.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới cho rằng các chính phủ ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cũng cần phải đánh đổi các khó khăn về hỗ trợ trong ngắn hạn cho nền kinh tế với những nguy cơ làm suy yếu các mục tiêu dài hạn về tăng trưởng, an ninh và bền vững. Ngay cả một cường quốc châu Á là trung Quốc cũng chỉ tăng trưởng ở mức 4,5% trong năm 2023, chậm hơn hầu hết các nền kinh tế khác do chính sách zero-Covid và những căng thẳng địa chính trị ngày càng lớn với phương Tây.
Bất chấp những dự báo đen tối này, châu Á có thể kỳ vọng vào một số xu hướng tốt ở một số lĩnh vực như công nghệ, với các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như điện toán đám mây, fintech, edtech và govtech.
Đông Nam Á vẫn là khu vực dẫn đầu thế giới trong việc ứng dụng các công nghệ mới như 5G, phương tiện truyền phát trực tiếp, truyền thông không dây, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn. Với dân số tiêu dùng kỹ thuật số là 370 triệu người, khu vực này cũng có mức độ chấp nhận cao nhất đối với ví điện tử, tiền điện tử và mã token.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, châu Á có thể sẽ chứng kiến một số xu hướng đa dạng hóa vào năm tới. Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục đa dạng hóa các dòng vốn mà họ chuyển khỏi Trung Quốc để tránh sự gián đoạn chuỗi cung ứng do thiếu nhân viên và nguồn cung, cũng như các lệnh phong tỏa của chính phủ.
Các công ty sản xuất thông minh và hậu cần thông minh cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong khu vực, với sự trợ giúp của các công cụ kỹ thuật số và các biện pháp chống lại sự gián đoạn sản xuất như tìm nguồn cung ứng tại chỗ.
-
Động lực phát triển kinh tế Việt Nam năm 2023 đến từ đâu?
Đây là nội dung buổi tọa đàm nằm trong Hội thảo Động lực phát triển kinh tế năm 2023 do Bộ Xây dựng tổ chức, sẽ diễn ra vào ngày 14/12 tới tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 với nhiều điểm sáng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 có nhiều điểm sáng tích cực với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 715 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; tổng nguồn vốn FDI đạt hơn 31 tỷ USD,... theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống k...
-
Nvidia cam kết đầu tư hơn 4 tỷ USD vào Việt Nam, khoảng 50.000 việc làm sắp xuất hiện
Nvidia đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, với cam kết đầu tư từ 4-4,5 tỷ USD trong 4 năm tới.
-
Các tập đoàn bán dẫn hàng đầu Mỹ quy tụ tại Việt Nam
Trong hai ngày 10 và 11/12, các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu Mỹ như Intel, Ampere, Marvell, Cirrus Logic, Infineon và Skyworks đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn do ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA), dẫn ...