Thị trường hồi phục thì TCNH và Dịch vụ viễn thông là 2 ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Vấn đề chính của VN hiện nay là bất ổn tỷ giá, cán cân thanh toán quốc tế.
Việt Nam: Cơ hội bứt phá sau khủng hoảng

Tại hội thảo Kinh tế Việt Nam: Cơ hội và thách thức hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu do Báo Đầu tư tổ chức, diễn ra tại TP. HCM sáng 9/9, một vài diễn giả lo ngại vấn đề tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong những tháng cuối năm, cũng như Việt Nam cần có những đột biến về thể chế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng là yếu tố được xem sẽ tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo nhận định của Ông Lê Xuân Nghĩa, tỷ giá hối đoái ổn định, "áp lực đa biến" trong ngắn hạn và áp lực khá cao về trung và dài hạn do thâm hụt thương mại lớn, thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế cao; do cung ảo – cho vay ngoại tệ đang giảm dần, cầu – huy động ngoại tệ để trả nợ ngân hàng đang tăng lên. Nếu thâm hụt thương mại giảm mạnh, và điều hành tỷ giá linh hoạt hơn; đầu tư nước ngoài tăng lên thì áp lực này sẽ giảm xuống.
Ông Lý Xuân Hải –
Tổng giám đốc Ngân Hàng TMCP Á Châu (MCK: ACB) cho rằng tỷ giá không thể tách rời lãi suất. “Ngày hôm nay chúng ta mong muốn hạ lai suất xuống, ta phải lượng được việc hạ lãi suất sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá như thế nào. Lãi suất tiền đồng tăng hay giảm cần xem xét trong tương quan giữa các đồng ngoại tệ khác”.

Trong tham luận của Ông Nguyễn Đoan Hùng cho biết: Dưới tác động của khủng hoảng, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK Việt Nam chững lại, từ cuối 2008 đến giữa năm 2009 dấu hiệu bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài khá rõ rệt, nhưng việc rút vốn không nhiều, mà phần lớn thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư (cổ phiếu; trái phiếu; bất động sản..vv).

Sang đầu năm 2010 dòng vốn nước ngoài vào TTCK không nhiều. Mặc dù dấu hiệu mua ròng trong Quý 2 và 3/2010 nhưng mức chênh lệch không lớn.

Việc suy giảm của dòng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 cho thấy do ảnh hưởng của tình hình thế giới, đặc biệt là khó khăn của chính các tổ chức đầu tư, nên việc bán ra của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng. Lượng bán ra tập trung vào trái phiếu Chính phủ và những cổ phiếu có tính thanh khoản cao.

Mức độ rút vốn gắn liền với suy giảm của thị trường và so với tổng mức dự trữ ngoại tệ cũng không lớn (do đã rút một phần và do giá thị trường giảm). Ngoài ra, khả năng rút vốn cũng bị hạn chế vì vấn đề giá cả, tính thanh khoản, khả năng chuyển đổi USD. Hơn nữa, khoảng 2/3 danh mục do các quỹ đóng nắm giữ nên sức ép thanh lý sẽ thấp hơn quỹ mở.

Theo Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí – chuyên gia kinh tế tài chính: Vấn đề chính từ nay đến cuối năm là bất ổn tài chính do vấn đề tỷ giá, cán cân thanh toán quốc tế.

Hậu khủng hoảng – cơ hội cho Việt Nam vươn lên

Ông Lý Xuân Hải –
Tổng giám đốc Ngân Hàng TMCP Á Châu (MCK: ACB) chia sẽ tại Hội thảo: Sau năm 2008, bức tranh về kinh tế xã hội đã có những thay đổi: nhận thức xã hội thay đổi, hành vi của doanh nghiệp, hành vi người quản lý, hành vi của khách hàng, người tiêu dùng thay đổi đòi hỏi chúng ta phải thay đổi theo.

Trong thời gian khủng hoảng, từ tầm cở quốc gia đến doanh nghiệp, cá nhân luôn tìm cách làm sao để thoát khỏi khủng hoảng, và hưởng lợi từ khủng hoảng chủ động.

Theo báo cáo của một tổ chức nghiên cứu Thụy Sĩ: Một quốc gia khi GDP trên đầu người tăng từ 1000 lên đến 6.000 USD/năm thì đó là thời kì thăng hoa của thị trường bán lẻ trong đó có 2 ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tận dụng được cơ hội này là ngành Tài chính ngân hàng và Dịch vụ viễn thông.

Như vậy ngành tài chính ngân hàng Việt Nam từ góc độ quản lý nhà nước, tư vấn giám sát, đến các ngân hàng phải có chiến lược chung. Hiện tại, nhìn vào cơ chế chính sách và doanh nghiệp chúng ta đang ở thế thủ hơn công trong trong điều kiện chúng ta dễ dàng bị tổn thương, quên đi chuyện chúng ta cần phải mạnh mẽ hơn.

"Niềm tin dựa trên yếu tố quan trọng là chất lượng dự báo. Chúng tôi chịu sức ép lớn trong dự báo: dự báo trong trung và dài hạn. Cần một bộ chỉ số để dự báo, lượng hóa được các vấn đề rủi ro trong lĩnh vực tài chính. Chính sách tiền tệ có thể thắt chặt hay nới lỏng, nhưng nếu chúng ta có biện pháp hay công cụ cảnh báo như vậy có lẽ nó sẽ dễ dàng hơn trong việc điều hành chính sách, hoạch định chính sách.

Chính sách tài khóa, chính sách đầu tư đồng bộ, được lượng hóa thành bộ chỉ số, minh bạch sẽ tạo ra niềm tin, thị trường minh bạch hơn, giúp chúng ta xây dựng thể chế một cách minh bạch hơn.

Vấn đề lớn nhất của nền kinh tế hiện nay theo tôi là cấu trúc – cấu trúc thu nhập. Cấu trúc thu nhập này được tạo ra bởi “động cơ” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong suốt 10 năm -20 năm qua: nhân công giá rẻ, vốn, tài nguyên. 3 “động cơ” này ngày càng thu hẹp lại, cạn năng lương, chúng ta cần có “động cơ” mới để làm sao chúng ta nâng cao được chất lượng đầu tư, để tạo ra giá trị gia tăng.

Điều này đòi hỏi có công nghệ, đòi hỏi có chính sách đầu tư, chính sách tài khóa mang tính quốc gia để có những chương trình mũi nhọn. Từ đó chúng ta có những chính sách dài hạn, có được niềm tin thị trường. Thông qua đó tạo ra cơ hội cho chính chúng ta sau khủng hoảng", ông Hải nêu ý kiến.

Ông Nguyễn Công Ái – Giám đốc Điều hành Công ty Kiểm toán KPMG cho rằng: Kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, tuy nhiên cơ hội đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam.

Các doanh nghiệp Mỹ, gần đây đã nỗ lực tìm kiếm những giải pháp tiết giảm chi phí tối đa thông qua việc tiếp cận thị trường mới nỗi như: Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc. Trong những thị trường này, Việt Nam là thị trường giúp cho họ giảm chi phí đáng kể đặc biệt trong các hoạt động outsourcing trong các ngành công nghệ cao, các dịch cho khách hàng….

Trong khi đó báo cáo từ KPMG toàn cầu cho thấy, chi phí ở Trung Quốc đang tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, lương đang là vấn đề đáng kể. Chi phí tại Việt Nam mặc dù cao hơn Indonesia, Phillipine… nhưng so với Trung Quốc, Thái Lan thì vẫn thấp hơn.

Do đó, đây là cơ hội của Việt Nam thu hút các tập đoàn lớn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã khác trước, hoạt động mạnh hơn và vươn ra toàn cầu, tìm các cơ hội, giải pháp đầu tư ra nước.

“Chúng tôi chờ đợi trong năm 2010, tiếp theo năm 2011 kinh tế Việt Nam sẽ có những triển vọng tốt đẹp”.

Cafeland.vn - Cafe
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland