Hiện nay có khoảng 580 dự án với gần 100.000 đơn vị nhà ở có thương hiệu trên toàn cầu. Theo nghiên cứu của công ty bất động sản Savills, thị trường này được dự báo sẽ vượt hơn 900 dự án vào năm 2026, gần gấp đôi so với hiện tại. Số lượng thương hiệu trên thị trường này cũng tăng đều, từ con số 69 vào năm 2011 lên 133 vào năm 2021.
Bắc Mỹ vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 200 dự án, chiếm phần lớn nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, các khu vực khác, đặc biệt là tại châu Á đang dần nổi lên trong những năm gần đây. Trong đó, Thái Lan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là hai thị trường xếp thứ hai và thứ ba trong nghiên cứu của Savills, với lần lượt 42 và 39 đề án đã hoàn thành.
Tính một cách cụ thể hơn, các thành phố dẫn đầu phân khúc này trên toàn cầu lần lượt là Dubai, Miami, New York, Phuket và Bangkok. Thành phố Đà Nẵng của Việt Nam xếp ngay sau những thành phố kể trên, theo bảng xếp hạng của Savills.
Stuart Reading, lãnh đạo nhà phát triển Banyan Tree Group, có danh mục đầu tư bao gồm Angsana Beachfront Residences và Banyan Tree Grand Residences ở Phuket, cho biết thị trường Thái Lan luôn được ưa chuộng, đặc biệt là đối với những người mua từ Hong Kong.
“Đại dịch khiến mọi người phải suy nghĩ lại về lối sống và sở thích làm việc của họ, chẳng hạn như sống ở những địa điểm ít dân cư hơn với trang thiết bị tiện nghi, hiện đại. Đó là lý do họ tìm đến nhà ở có thương hiệu”, ông Stuart Reading cho biết.
Trong khi đó, Riyan Itani, trưởng một bộ phận tại Savills chia sẻ các chủ khách sạn hiện tại đang phát triển các khái niệm thương hiệu khu dân cư kiểu mới cũng như củng cố các đơn vị cũ.
Ngoài ra, ông Guy Cooke, giám đốc chiến lược của WATG, một công ty thiết kế có trụ sở tại London nhận thấy sự nhiệt tình từ các nhà phát triển đối với mô hình nhà ở có thương hiệu tại Châu Á - Thái Bình Dương.
“Việc các chủ đầu tư quan tâm tới thị trường này là một tin tuyệt vời cho người mua. Các khu đô thị lớn, khu nghỉ dưỡng,… sẽ sớm mọc lên. Và đây cũng là cơ hội tuyệt vời cho cả nhà đầu tư”, ông Cooke khẳng định.
Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh để đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà phát triển cần “nhận ra giá trị của một thương hiệu” trong con mắt của những người có đủ khả năng mua nó.
“Thương hiệu đó phải tạo ra sự uy tín hoặc có phong cách sống độc đáo, qua đó tạo ra một yếu tố khác biệt mạnh mẽ trên thị trường đang ngày càng cạnh tranh. Hơn nữa, ở các thị trường mới nổi, sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế có thể mang lại cho người mua sự tự tin hơn”, ông Guy Cooke giải thích
Tại Châu Á, các thương hiệu khách sạn quốc tế chiếm hơn 80% nguồn cung hiện có. Trong khi Four Seasons, Banyan Tree và Aman đã làm bùng nổ thị trường trong quá khứ, các khu nhà ở tương lai sẽ khai thác danh mục đầu tư thương hiệu rộng lớn như của các đơn vị như Accor và Marriott. Các điểm đến mới cũng được đưa vào tầm ngắm, chẳng hạn như InterContinental Residences Halong Bay tại Việt Nam.
Dựa trên sự thành công của mô hình hiện có, ông Cooke nói rằng trong tương lai, hệ thống nhà ở có thương hiệu sẽ có thêm rất nhiều khái niệm hấp dẫn. “Bên cạnh các yếu tố kinh tế vĩ mô đã tạo ra một nền tảng phát triển mạnh mẽ hơn, những chủ đầu tư đã và đang tìm cách nâng cao lợi tức đầu tư. Mô hình phát triển nhà ở có thương hiệu đang dần chứng minh được điều đó. Do đó, ngày càng nhiều nhà phát triển quan tâm tới thị trường này”, ông nói.
-
Giá nhà đất toàn cầu tăng nhanh nhất trong 17 năm
Năm 2021 sắp khép lại và giờ là thời điểm thích hợp để xem xu hướng giá nhà ở toàn cầu diễn biến ra sao trong một năm qua.
-
Trung Quốc cam kết giải quyết rủi ro trên thị trường bất động sản
Bất động sản Trung Quốc đang trải qua giai đoạn bất ổn sau khi “bom nợ” khổng lồ China Evergrande chính thức phá sản, cùng với đó là sự bấp bênh của một số tập đoàn bất động sản lớn nhỏ khác.
-
Các quỹ đầu tư bất động sản châu Á tăng tuyển dụng, mở rộng đầu tư trong năm 2022
Hầu hết các quỹ bất động sản hoạt động ở Châu Á - Thái Bình Dương sẽ duy trì hoặc tăng số lượng nhân viên mà họ sử dụng trong năm tới, theo một nghiên cứu của công ty kế toán PwC và Quỹ tín thác đầu tư bất động sản không niêm yết vào châu Á (ANREV).
-
Việt Nam - Nga thúc đẩy hợp tác công nghệ hạt nhân
Chiều ngày 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Alexey Likhachev, Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom), trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh q...
-
Phần Lan muốn hợp tác với Việt Nam để xây dựng thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
Chiều ngày 13/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Arto Olavi Satonen, Bộ trưởng phụ trách việc làm thuộc Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan, cùng đoàn công tác trong chuyến thăm Việt Nam.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp công du châu Âu
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân sẽ thực hiện chuyến công du châu Âu từ ngày 15-23/1, thăm chính thức Ba Lan, Cộng hòa Czech và công tác tại Thụy Sĩ. Đây là chuyến đi quan trọng theo lời mời của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, Thủ...