UBND tỉnh Bình Định mới đây đã có quyết định 341/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Long Mỹ sử dụng công nghệ đốt rác phát điện, theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Được biết, địa điểm thực hiện dự án tại ô A5 và ô A6 thuộc Khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ, xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Diện tích đất dự kiến sử dụng hơn 10ha. Ưu tiên nhà đầu tư đề xuất sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Công suất thiết kế nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Long Mỹ là 500 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày đêm, có phát điện với công suất 15MW theo quy định.
Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Long Mỹ
Phạm vi phục vụ của dự án này gồm thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước và một phần huyện Vân Canh. Về lâu dài, sẽ gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt dựa trên nhu cầu thực tế và mở rộng phạm vi phục vụ theo Kế hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Định giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự án sử dụng công nghệ đốt rác phát điện, tổng mức đầu tư dự kiến 1.500 tỷ đồng, có thể cao hơn, tùy theo công nghệ, thiết bị của nhà đầu tư.
Giá dịch vụ xử lý không quá 430.000 đồng/tấn (đã bao gồm thuế VAT và các chi phí xử lý tro bay, tro xỉ, chất thải thứ cấp hình thành từ quá trình tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt). Giá sẽ ổn định trong vòng 3 năm đầu, kể từ ngày nhà máy đi vào vận hành chính thức. Sau 3 năm sẽ cập nhật, điều chỉnh tăng giá; tần suất tăng giá là 2 năm/lần.
Thời hạn hoạt động của dự án 30 năm, tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định cho thuê đất. Tiến độ thực hiện dự án không quá 2 năm kể từ ngày có kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định giao UBND thành phố Quy Nhơn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, cập nhật vị trí nêu trên vào Quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Đồng thời sớm thực hiện giải phóng mặt bằng khu đất, tổ chức đầu tư hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào của dự án, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng của dự án.
UBND thành phố Quy Nhơn, UBND thị xã An Nhơn, UBND huyện Tuy Phước được giao ký hợp đồng vận hành, cung cấp rác, tiền xử lý rác... với nhà đầu tư theo quy định.







-
Kết nối hạ tầng, phát triển đô thị
Phát triển đô thị bền vững cần có sự bảo đảm từ kết nối hạ tầng. Thời gian qua, nhờ hạ tầng đô thị được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, các đô thị lớn trọng điểm của tỉnh Bình Định như Quy Nhơn, An Nhơn, Hoài Nhơn đã khang trang hơn, bắt nhịp phát tri...
-
Bình Định bố trí 750 tỷ đồng tham gia xây dựng cao tốc hơn 36.000 tỷ nối Pleiku
Tỉnh Bình Định vừa chính thức thông qua kế hoạch bố trí 750 tỷ đồng từ ngân sách địa phương để tham gia đầu tư vào dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku, một trong những tuyến giao thông trọng điểm kết nối miền Trung với Tây Nguyên....
-
Hé lộ địa điểm sẽ xây dựng nhà ở chung cư hỗn hợp hơn 3.000 tỷ đồng tại thành phố Quy Nhơn
UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án Xây dựng nhà ở chung cư hỗn hợp tại khu đất số 72B đường Tây Sơn, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định....