Ít tiền cũng không mua nhà ở xã hội
Anh Nhiên (quận Thủ Đức) đã lăn lộn mưu sinh ở Sài Gòn gần 10 năm. Khát khao sở hữu một căn nhà để an cư lập nghiệp luôn thường trực. Thế nhưng, khi nhắc đến Nhà ở xã hội, anh Nhiên lắc đầu ngán ngẩm.
“Nhà ở xã hội bây giờ giá bán không thua gì nhà ở thương mại. Dự án lại thường xa trung tâm, đi lại khó khăn. Chất lượng căn hộ có vấn đề, thiếu hụt các tiện ích. Cái mác nhà ở xã hội cũng mang đến tâm lý không thoải mái. Do đó, có ít tiền cũng không nghĩ sẽ mua nhà ở xã hội”, anh Nhiên quả quyết.
Một loạt nguyên nhân khác được anh Nhiên chỉ ra như quá trình nộp hồ sơ xin xét duyệt để mua nhà ở xã hội quá rối rắm từ chứng minh thu nhập, chỗ ở hiện tại, thời gian chờ đợi kéo dài…
Câu chuyện của anh Nhiên phần nào phản ánh những bất cập trong việc phát triển Nhà ở xã hội. Một chương trình được Chính phủ xây dựng hướng đến nhu cầu nhà ở cho những người nghèo, thu nhập thấp.
TP.HCM có dân số gần 13 triệu người, trong đó chiếm phần lớn là những người thu nhập trung bình, thu nhập thấp. Nhu cầu về nhà ở của nhóm đối tượng này là rất lớn, tuy nhiên giá bán căn hộ trên thị trường vượt xa tầm với của họ, ngay cả các dự án Nhà ở xã hội.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, đến cuối năm 2016, UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư 51 dự án Nhà ở xã hội với tổng số hơn 48.000 căn hộ. Trong đó, đã hoàn thành 12 dự án, với gần 4.000 căn hộ, bao gồm 6 dự án sử dụng vốn ngân sách và 6 dự án ngoài ngân sách. Con số này quá nhỏ so với nhu cầu thực tế.
Tiến sĩ Bùi Quang Tín, Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân Hàng TP.HCM cho biết, mức giá bán Nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp hiện trung bình trên dưới 15 triệu/m2. Căn hộ có diện tích từ 50 – 65m2, người mua cần từ 750 – 1 tỷ đồng. Với số tiền này những người thu nhập thấp sẽ rất khó tiếp cận nếu không được Ngân hàng hỗ trợ cho vay ưu đãi.
Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay lại đang rơi vào bế tắc. Khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ sắp kết thúc. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 630/QĐ-TTg về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý Nhà ở xã hội trong năm 2017 là 4,8%/năm (0,4%/tháng).
Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại nguồn vốn tín dụng trên vẫn chưa thể triển khai đến ngươi dân có nhu cầu.
Doanh nghiệp quay lưng?
Trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đến năm 2020 phải xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 Nhà ở xã hội tại khu vực đô thị. Tuy nhiên, những bất cập tồn tại đã khiến cho các doanh nghiệp không muốn tham gia vào thị trường kém hấp dẫn này.
Tổng Giám đốc một công ty địa ốc chuyên phát triển các dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM chỉ ra một loạt lý do như:
Thủ tục hành chính liên quan đến quá trình thiết lập dự án và xây dựng nhà ở xã hội tương đối phức tạp và tốn nhiều thời gian của chủ đầu tư.
Lợi nhuận định mức bị khống chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro vì không được tự quyết định về giá bán.
Các chính sách ưu đãi nhà ở xã hội chưa đủ sức bật, các gói ưu đãi về tín dụng chủ yếu và có tính quyết định thì lại không được duy trì thường xuyên và có định hướng rõ ràng. Cụ thể việc kết thúc gói 30.000 tỷ nhưng các gói hỗ trợ tiếp theo vẫn chưa được triển khai khiến doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), nên nới lỏng một số quy định để hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư Nhà ở xã hội.
Cụ thể, về trách nhiệm của chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất kinh doanh của dự án để tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội. Cần cho phép doanh nghiệp được thực hiện một trong ba phương thức để thực hiện nghĩa vụ này là xây dựng nhà ở xã hội tại dự án, hoán đổi quỹ đất hoặc quỹ nhà ở xã hội có giá trị tương đương tại vị trí khác hoặc thanh toán bằng tiền, tùy theo điều kiện của từng dự án cụ thể.
Theo Tiến sĩ Bùi Quang Tín, với tính chất đặc thù những dự án nhà ở xã hội thường có vị trí cách xa trung tâm thành phố. Do đó, để thu hút người dân thì các dự án này buộc phải có cơ sở hạ tầng kết nối thuận tiện, dễ dàng đi lại. Mặt khác, chủ đầu tư cần liên kết với ngân hàng để hỗ trợ người mua bằng các gói tín dụng ưu đãi, có kỳ hạn từ 20 – 30 năm. Trong trường hợp, người mua có nhu cầu trả sớm thì ngân hàng cũng linh động để họ chịu phạt mức phí không quá cao. Ngoài ra, để dự án có mức giá bán phù hợp thì chủ đầu tư đã có sẵn quỹ đất từ 10 – 15 năm trước. Nhà nước hỗ trợ chủ đầu tư về rút ngắn thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng… |
-
Vốn cho vay mua nhà ở xã hội: Bao giờ mới có?
Khi gói hỗ trợ lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội (NOXH), nhà thương mại giá rẻ trị giá 30.000 tỷ đồng sắp kết thúc, người thu nhập thấp cả nước vui mừng Luật Nhà ở và Nghị định 100/2015/NĐ-CP đưa ra quy định pháp quy về chính sách ưu đãi cho vay mua, thuê mua, thuê NOXH. Tuy nhiên, đến nay, dù Nghị định 100 có hiệu lực được gần 2 năm, nhưng việc cho vay vốn cho NOXH vẫn chưa triển khai được.
-
Tiền trao, vẫn lao đao chờ nhà ở xã hội
Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại phường Xuân Phú (Huế) do Cty Cổ phần Aranya Việt Nam thực hiện được UBND tỉnh TT-Huế cấp chứng nhận đầu tư từ năm 2014; công trình theo quy định phải hoàn thành, đưa vào sử dụng vào cuối năm 2016. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, nơi đây vẫn còn là một công trường ngổn ngang, khách hàng đã đóng tiền mua nhà hiện như ngồi trên lửa.
-
Yên tâm pháp lý, thanh toán vô lo cùng “siêu phẩm” đầu tư Eaton Park
Lợi thế về pháp lý, giá bán cùng chính sách thanh toán linh hoạt và toàn diện, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng trở thành yếu tố then chốt tăng sức hút cho dự án Eaton Park trong mắt các nhà đầu tư....
-
Agribank rao bán gần 3.100 m2 đất tại Bình Thạnh, giá hơn 150 tỷ đồng
Agribank AMC LTD vừa thông báo bán đấu giá tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Xuất nhập khẩu Quốc tế Thái Dương và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ V.LIFE.
-
Hôm nay họp bàn sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của Hà Nội và TP.HCM
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội và TPHCM.