Ăn theo “ông lớn”
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sốt đất tại một địa phương, nhưng ăn theo “ông lớn” là điều dễ thấy nhất.
Kể từ khi xuất hiện thông tin Tập đoàn Vingroup muốn đầu tư nhiều dự án bất động sản quy mô lớn tại huyện Cam Lâm thì gần như ngay lập tức làn sóng đầu tư xuất hiện và dần dần trở nên nhộn nhịp tại địa phương này.
Chưa dừng lại ở đó, hiện tượng sốt đất lan rộng ra một số địa phương khác tại tỉnh Khánh Hòa. Đây cũng là những khu vực mà nhiều tập đoàn bất động sản có tên tuổi lớn đang muốn tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư các dự án quy mô lớn.
UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng đến công tác xúc tiến đầu tư cũng như việc thu hút đầu tư các dự án mới.
Trong năm 2021, Khánh Hòa thu hút được 22 dự án đầu tư mới với tổng số vốn đăng ký 5.844 tỉ đồng. Trong đó, Khu kinh tế Vân Phong đã thu hút 5 dự án mới với tổng vốn 2.531 tỉ đồng, KCN Ninh Thủy 1 dự án và KCN Suối Dầu cũng có 1 dự án mới với tổng vốn đăng ký 1.321,75 tỉ đồng.
Mặc dù kết quả thu hút nêu trên vẫn còn khá khiêm tốn, song năm 2021 địa phương này đã chứng kiến nhiều tập đoàn tên tuổi lớn quan tâm, tìm hiểu môi trường đầu tư, đề xuất các dự án đầu tư.
Trong số các nhà đầu tư Khánh Hòa đã tiếp có đại diện Tập đoàn General Electric Việt Nam, Công ty TNHH McKinsey & Company Việt Nam cùng Tập đoàn FPT ký kết thỏa thuận lập quy hoạch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cùng với đó, nhiều nhà đầu tư khác cũng đã đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án tại vịnh Nha Phu, thị xã Ninh Hòa.
Cụ thể, liên danh Tập đoàn Vingroup đề xuất đầu tư 3 dự án khu đô thị sinh thái, khu đô thị sân bay, tổ hợp du lịch, thương mại và vui chơi giải trí tại huyện Cam Lâm và TP. Cam Ranh.
Liên danh Hòa Phát và KDI Holdings đề xuất lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 dọc 2 bên sông Cái Nha Trang và thực hiện 3 dự án với tổng diện tích 28.000ha tại thị xã Ninh Hòa.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Sungroup nghiên cứu đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong; Tập đoàn FPT đề xuất nghiên cứu dự án tại TP. Nha Trang và Khu kinh tế Vân Phong.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư vào Khu Kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác xúc tiến đầu tư với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương. Công ty này quan tâm và đầu tư một số dự án lớn tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời có đề xuất tham gia tài trợ việc tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong.
UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết thêm, trong năm 2021, địa phương đã tiếp đón các nhà đầu tư đến nghiên cứu cơ hội đầu tư vào tỉnh và KKT Vân Phong đối với khu công nghiệp, bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng.
Trong đó có nhiều tập đoàn lớn như: Vingroup, Sungroup, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương, Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc Novaland và Công ty cổ phần đầu tư Đất Tâm, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Tập đoàn FPT, Tập đoàn TTC, Công ty VN Holding,....
Cơ hội phát triển
Ngày 28/1/2022, Bộ Chính Trị ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, Khánh Hòa sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế về biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế.
Khánh Hòa sẽ là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
Nghị quyết của Bộ Chính trị nêu yêu cầu việc điều chỉnh không gian đô thị hợp lý, gắn với phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, miền, địa phương.
Trong đó, thành phố Nha Trang là đô thị hạt nhân; thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics; huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế; huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp; huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống; huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là các tiểu đô thị sinh thái núi rừng; huyện Trường Sa là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước.
Những vùng đất mới
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tại nhiều địa phương như huyện Cam Lâm, huyện Vạn Ninh, thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa.
Theo quy hoạch được duyệt, huyện Cam Lâm có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 54.659 ha. Trong đó quy hoạch đến năm 2030, đất nông nghiệp được điều chỉnh giảm từ 46.840ha còn 42.903ha.
Song song với đó, đất phi nông nghiệp đã được quy hoạch tăng mạnh từ 6.254 ha lên 11.142ha (tăng 4.887ha). Trong đó, đất thương mại dịch vụ tăng mạnh từ 623ha lên 1.815ha (tăng 1.192ha); đất ở nông thôn tăng gần 600ha; đất vui chơi giải trí công cộng tăng hơn 400ha.
Trong khi đó tại huyện Vạn Ninh, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, đất nông nghiệp được điều chỉnh giảm từ 46.312 ha còn 41.064 ha; diện tích đất chưa sử dụng được điều chỉnh giảm từ 5.472 ha xuống còn 341 ha.
Đất phi nông nghiệp được điều chỉnh tăng mạnh từ 4.416 ha lên 15.815 ha. Trong đó, đất thương mại dịch vụ được điều chỉnh tăng từ 389 ha lên 4.313 ha; đất ở tại nông thôn giảm từ 641 ha xuống 461 ha; đất ở tại đô thị tăng từ 94 ha lên 1.753 ha; đất khu vui chơi, giải trí công cộng tăng từ 5 ha lên 380 ha.
Theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 đối với thị xã Ninh Hòa, diện tích đất tự nhiên của địa phương này là 117.076 ha.
Diện tích đất nông nghiệp được điều chỉnh giảm từ 95.604 ha xuống còn 85.409 ha; diện tích đất chưa sử dụng được điều chỉnh giảm từ 5.841 ha xuống còn 69 ha.
Diện tích đất phi nông nghiệp được điều chỉnh tăng mạnh từ 15.019 ha lên 31.597 ha. Trong đó, đất thương mại dịch vụ được điều chỉnh tăng từ 10 ha lên 1.964 ha; đất ở tại nông thôn tăng từ 1.505 ha lên 2.127 ha; đất ở tại đô thị tăng mạnh từ 476 ha lên 3.545 ha; đất khu vui chơi, giải trí công cộng tăng từ 6 ha lên 784 ha.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tại thành phố Cam Ranh vừa được phê duyệt cũng đã hé mở nhiều vấn đề về phát triển đô thị tại địa phương này trong thời gian tới.
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, thành phố Cam Ranh có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.708 ha.
Trong đó, diện tích đất nông nghiệp sẽ được điều chỉnh giảm từ 13.917 ha xuống còn 13.766 ha; diện tích đất chưa sử dụng được điều chỉnh giảm mạnh từ 6.360 ha xuống còn 226 ha.
Diện tích đất phi nông nghiệp được điều chỉnh tăng từ 12.428 ha lên 19.716 ha. Cụ thể, diện tích đất thương mại, dịch vụ được điều chỉnh tăng từ 371 ha lên 1.465 ha; diện tích đất ở tại đô thị cũng được điều chỉnh tăng mạnh từ 713 ha lên 2.186 ha.
-
Khánh Hòa sẽ phát triển bức phá trong thời gian tới
Ngày 5/4/2022, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 97/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa.
-
Khởi công 2.000 căn nhà phố, shophouse thuộc dự án hơn 46.000 tỷ tại Cam Ranh
Ngày 28/11 vừa qua, Công ty TNHH KN Cam Ranh đã khởi công phân khu Sông Town thuộc khu đô thị CaraWorld Cam Ranh tại Bãi Dài, bán đảo Cam Ranh, TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
-
Đường hơn 500 tỉ đồng qua trung tâm TP. Cam Ranh giúp nâng tầm giá đất
Dự án đường Lê Duẩn có tổng chiều dài hơn 4,3km, tổng vốn đầu tư hơn 500 tỉ đồng. Sau khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ góp phần kết nối giao thông khu vực, giảm tải cho quốc lộ 1 đoạn qua trung tâm TP. Cam Ranh....
-
Vietnam Land trở thành đối tác chiến lược phân phối CaraWorld Cam Ranh
Sáng ngày 20/11/2024, tại GEM Center (TP.HCM), Vietnam Land đã ký kết hợp tác với KN Cam Ranh trở thành đại lý phân phối chiến lược của dự án CaraWorld. Đây không chỉ là sự kiện quan trọng đối với hai đơn vị mà còn là cột mốc lớn trên thị trường bất ...