Đây là thương vụ nhằm động thái mở rộng quy mô của tập đoàn tại khu vực Đông Nam Á. Dự kiến, Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ VAM Việt Nam sẽ được đổi tên thành Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ UOB Asset Management (Việt Nam), tùy thuộc vào sự chấp thuận của các cơ quan quản lý.
Trước đó, vào tháng 12 năm 2019, VAM đã được mua lại với giá 113,68 tỷ đồng (6,7 triệu USD Singapore). Tính đến thời điểm cuối tháng 10 năm 2019, giá trị tài sản ròng của công ty rơi vào ngưỡng 26 tỷ đồng và tổng tài sản mà công ty đang quản lý đạt mức 114 tỷ đồng.
Được thành lập vào năm 2009, Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ VAM Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn quản lý đầu tư cho các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân thông qua nhiều giải pháp như quỹ có cấu trúc doanh nghiệp và tài khoản riêng biệt, hoặc danh mục đầu tư được quản lý dựa trên cơ sở các điều khoản khác nhau.
Theo phân tích của UOBAM, trong giai đoạn từ năm 2016 đến cuối tháng 9 năm 2020, các quỹ tương hỗ trong nước của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt hơn 75%.
Sau khi thương vụ mua bán được hoàn tất, Thio Boon Kiat, Giám đốc điều hành của UOBAM đã gọi Việt Nam là một trong những điểm sáng của thị trường Đông Nam Á.
“Chi nhánh mới tại Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm cho việc bổ sung các chiến lược lớn hơn của chúng tôi trong các quỹ đầu tư cổ phần và các quỹ tín thác tại khu vực Đông Nam Á, qua đó giúp đa dạng hóa sản phẩm cho các nhà đầu tư và tạo ra nhiều cơ hội hợp tác với những đối tác trên khắp Châu Á”, ông Thio Boon Kiat chia sẻ.
Thiều Thị Nhật Lệ, cựu giám đốc điều hành của VAM, nay là giám đốc điều hành mới của UOBAM Việt Nam cho biết mục tiêu của công ty là trở thành một trong những đơn vị quản lý tài sản hàng đầu tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
Việt Nam là thị trường mới nhất mà UOBAM thiết lập cơ sở chi nhánh tại khu vực châu Á. Trước đó, công ty này đã có sự hiện diện tại 8 quốc gia khác nhau bao gồm Singapore, Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Tính đến thời điểm cuối năm 2020, tổng tài sản mà UOBAM đang quản lý đạt mức 35,6 tỷ USD Singapore.
Sự có mặt của UOB tại Việt Nam là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực quản lý tài sản nói riêng tại nước ta.
Cuối năm 2019, UOB đã đưa ra cam kết rằng họ sẽ chi khoảng 3 tỷ USD Singapore để đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua việc liên kết hợp tác với Cục Đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Bên cạnh đó, tập đoàn tới từ Singapore này cũng tạo điều kiện cho một nguồn vốn bổ sung trị giá hơn 1,5 tỷ USD Singapore theo một biên bản ghi nhớ mở rộng.
-
JPMorgan: Bitcoin phải tiếp tục vượt ngưỡng 40.000 USD trong thời gian tới
CafeLand - Các nhà giao dịch đang đánh giá lại mức độ rủi ro của thị trường tiền điện tử sau khi Bitcoin ghi nhận mức trượt giá 12% trong thời gian gần đây.
-
Ví điện tử Gpay nhận được hơn 400 tỷ đồng từ nhà đầu tư Hàn Quốc
CafeLand - Mới đây, đơn vị startup ví điện tử Gpay của Việt Nam thông báo đã nhận được khoản tài trợ hơn 400 tỷ đồng từ Tập đoàn tài chính KB của Hàn Quốc.
-
Giá trị thực sự của Bitcoin là gì?
CafeLand - Sau khi cán mốc 40.000 USD trong thời gian gần đây, nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng liệu giá trị thực sự của Bitoin là gì?
-
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã đạt gần 109 tỷ USD
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng qua Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với trị giá 108,9 tỷ USD tăng 24% so với cùng kỳ và cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD....
-
Dự kiến lập Trung tâm Tài chính quốc tế ở TP.HCM, Trung tâm Tài chính khu vực ở Đà Nẵng
Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc....
-
Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 62 tỷ USD
Năm 2024 là một năm phát triển ấn tượng của ngành nông nghiệp Việt Nam cả về sản xuất và xuất khẩu với giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD tăng trên 18% so năm 2023, theo thông tin từ...