Thực tiễn cho thấy, tỷ giá trong nước vài tháng trở lại đây luôn đứng trước những thách thức “phá giá” từ việc đồng đô la Mỹ tăng lãi suất theo quyết định của FED đến việc đồng Nhân dân tệ xuống giá so với đồng đô la Mỹ do áp lực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn tỏ ra khá kiên định trong công tác điều hành chính sách tiền tệ để đồng Việt Nam không mất giá quá lớn so với đồng đô la.
Theo đó, chỉ số giá vàng, giá đô la Mỹ tháng 10/2018 tiếp tục giữ đà ổn định, có chiều hướng tăng nhẹ.
Cụ thể, giá vàng tháng 10 tăng 0,12% so với tháng trước; giảm 1,78% so với tháng 12/2017; giảm 2,19% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 10 tăng 0,20% so với tháng trước; tăng 2,80% so với tháng 12/2017 và tăng 2,82% so với cùng kỳ năm 2017.
CPI bình quân 10 tháng tăng 3,60% so với bình quân cùng kỳ năm 2017; CPI tháng 10/2018 tăng 3,54% so với tháng 12/2017 và tăng 3,89% so với cùng kỳ năm 2017.
Lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 10 tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 1,67% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm 2018 tăng 1,43% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.
Mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh, ổn định vĩ mô là nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ. “Đặc biệt, Chính phủ nhất quán chính sách ổn định giá trị đồng tiền. Để hỗ trợ cho xuất khẩu, Chính phủ không bao giờ, chưa bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền”.
Theo nhận định của đa số các chuyên gia tài chính từ đầu năm, tiền đồng có thể phá giá ở mức 3% trong cả năm 2018 và vẫn là nằm trong giới hạn cho phép.
-
Kiểm soát lạm phát, không phá giá tiền đồng
CafeLand - Trên đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khi nói về chủ trương xuyên suốt của Chính phủ trong thời gian tới.