Quyết định nêu rõ, điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án 4.837,889 tỷ đồng (trước đó, tại khoản 5 Điều 1 Quyết định số 348/QĐ-TTg quy định tổng mức đầu tư của Dự án là 3.872 tỷ đồng).
Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn: Vốn ngân sách Trung ương 1.100 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 2.649,857 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư BOT 1.088,032 tỷ đồng (trước đó, tại khoản 6 Điều 1 Quyết định số 348/QĐ-TTg quy định vốn ngân sách Trung ương 1.100 tỷ đồng (đã bao gồm 10% dự phòng theo quy định của pháp luật); vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 1.593 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, điều chỉnh thời gian vận hành, khai thác, thu phí hoàn vốn Dự án dự kiến 24 năm 08 tháng (trường hợp tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) đưa vào khai thác, sử dụng ảnh hưởng đến doanh thu, phương án tài chính của Dự án thì Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, nhà đầu tư và các bên có liên quan thực hiện đàm phán trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích các bên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và hợp đồng BOT đã ký).
(Trước đó, tại khoản 7 Điều 1 Quyết định số 348/QĐ-TTg quy định: Nhà đầu tư xây dựng trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đối với Phần vốn của Nhà đầu tư đã đầu tư xây dựng Dự án theo đúng quy định của pháp luật; thời gian dự kiến thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn Dự án 23 năm 3 tháng (từ năm 2022 đến năm 2045). Thời gian chính thức sẽ được xác định thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư).
Điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án tại khoản 9 Điều 1 Quyết định số 348/QĐ-TTg. Theo đó thời gian đầu tư xây dựng từ năm 2018 đến năm 2025 thay cho mốc thời gian từ năm 2018 đến năm 2021 như quy định cũ.
Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 28/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình được đầu tư xây dựng từ năm 2018-2021 với mục tiêu kết nối giao thông hành lang ven biển Bắc Bộ, mở rộng quỹ đất cho đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên biển, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương có tuyến đường đi qua; tạo thuận lợi trong xử lý các tình huống cứu hộ, cứu nạn và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh khu vực ven biển.
Phạm vi đầu tư xây dựng tuyến đường với tổng chiều dài 35,5km, trong đó điểm đầu tại Km9+00, giao với Quốc lộ 37 mới tại Km2+384,15 (kết nối với điểm cuối dự án tuyến đường bộ ven biển thành phố Hải Phòng và 09km thuộc địa phận tỉnh Thái Bình); điểm cuối tại Km44+500, đấu nối với đường đầu cầu vượt sông Hồng tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải; xây dựng cầu vượt sông Hồng dài khoảng 2,195km đấu nối vào tuyến đường bộ ven biển tỉnh Nam Định.
Tuyến đường được đầu tư xây dựng theo quy mô đường cấp III đồng bằng; vận tốc thiết kế 80km/h. Tổng mức đầu tư là 3.872 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 1.100 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 1.593 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư BOT là 1.289 tỷ đồng.
-
Dự án đường ven biển gần 4.000 tỷ đi qua Hải Phòng, Thái Bình chờ “cứu”
Dự kiến đến ngày 30.6.2023, dự án phải hoàn thành thi công công trình nhưng đến nay tổng thể dự án mới ước đạt trên 70% khối lượng công việc, bị chậm so với tiến độ. Hiện chủ đầu tư phải tạm ngưng thi công dự án, nằm chờ “giải cứu”.
-
Lộ diện nhà đầu tư 2 dự án cụm công nghiệp lớn tại Thái Bình
UBND tỉnh Thái Bình mới đây đã tổ chức họp đánh giá và lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho hai cụm công nghiệp (CCN) Thái Đô và Thái Giang tại huyện Thái Thụy.
-
Thái Bình sắp khởi công nhà máy gần 9.400 tỷ đồng, tạo việc làm cho 8.000 người lao động
Dự kiến nửa đầu năm 2025, nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của liên doanh Geely Auto Group (Trung Quốc) và Công ty CP Tasco sẽ được khởi công xây dựng tại tỉnh Thái Bình.
-
Dự án điện khí hơn 47.000 tỷ đồng nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Thái Bình
Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình được xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy với công suất khoảng 1.500 MW, tổng vốn đầu tư hơn 47.000 tỷ đồng.