Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam được đề xuất nghiên cứu đi qua 20 tỉnh, thành phố. Tốc độ chạy tàu trong giai đoạn đầu cao nhất là 200 km/h, giai đoạn sau cao nhất 320 km/h. Sức chở giai đoạn đầu bố trí đoàn tàu sử dụng 10 toa và giai đoạn sau là 16 toa, thời gian khai thác từ 6-24h.
Theo báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam nghiên cứu giữa kỳ đến thời điểm hiện tại xác định lộ trình trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160-200 km/h (hạ tầng đủ tiêu chuẩn để tương lai khai thác 350 km/h), phấn đấu sau 2050 triển khai tổ chức khai thác tốc độ 350 km/h trên toàn tuyến.
Chiều dài dự kiến của dự án khoảng 1.545 km gồm: 23 ga (trong đó, có 5 ga chính) và 5 khu depot, 42 trạm bảo dưỡng hạ tầng. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1,33 triệu tỷ đồng (khoảng 58 tỷ USD), trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 45.243 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị 992.631 tỷ đồng… Dự án sẽ được đầu tư bằng hình thức đối tác công-tư (PPP) kết hợp với vốn Nhà nước.
Các đoạn ưu tiên, dự kiến đề xuất 2 đoạn: Hà Nội-Vinh và Nha Trang-TPHCM sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2032; các đoạn còn lại (Vinh-Nha Trang) sẽ được tiếp tục xây dựng từ năm 2035 và hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến năm 2040-2045.
Trên cơ sở đó, liên danh tư vấn do Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) đứng đầu đề xuất phân kỳ đầu tư: Xây dựng đoạn thí điểm (dự kiến đoạn Thủ Thiêm-Long Thành), sau khi vận hành thí điểm sẽ đưa vào khai thác thương mại năm 2028-2029; Các đoạn ưu tiên, dự kiến đề xuất 2 đoạn: Hà Nội-Vinh và Nha Trang-TPHCM sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2032; các đoạn còn lại (Vinh-Nha Trang) sẽ được tiếp tục xây dựng từ năm 2035 và hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến năm 2040-2045.
Liên quan đến phương án huy động vốn đầu tư, đại diện liên danh tư vấn cho biết, dự kiến huy động từ vốn trong nước; vốn vay ODA; vốn của doanh nghiệp, tư nhân (PPP); vốn thu từ quỹ đất.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, tháng 12/2018 đến tháng 8/2019 Bộ sẽ trình Hội đồng Thẩm định Nhà nước và Chính phủ thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tháng 8 đến tháng 10/2019 Quốc hội sẽ tiến hành kiểm tra thực địa, thẩm tra và trình Quốc hội thông qua.