Ảnh minh họa.
Được biết, APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) được thành lập năm 1989 với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững, tự do hóa thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên.
Hiện tại, APEC bao gồm 21 nền kinh tế lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Brunei, Canada, Chile, Indonesia, Hong Kong, Malaysia, Mexico, Nga, New Zealand, Australia, Papua New Guinea, Peru, Philippin, Thái Lan, Singapore và Việt Nam.
Các hoạt động của APEC tập trung vào việc thảo luận, xây dựng chính sách và triển khai các sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các thành viên. Những chủ đề thường được đề cập bao gồm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao kỹ năng và công nghệ, cũng như xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi.
Đây là năm thứ 3 Việt Nam đăng cai diễn đàn này. Trước đó là năm 2006 tổ chức tại Hà Nội và 2017 tổ chức tại Đà Nẵng.
Với việc đăng cai tổ chức APEC 2027, sẽ giúp Việt Nam khẳng định vị trí của mình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư quốc tế, giúp mở rộng cơ hội thương mại và đầu tư. Các hội nghị và sự kiện liên quan đến APEC sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các đối tác chiến lược, thúc đẩy hợp tác kinh tế.
Bên cạnh đó, sự kiện cũng là cơ hội để Việt Nam thể hiện khả năng tổ chức các sự kiện quốc tế tầm cỡ, từ đó củng cố uy tín và vị thế ngoại giao. Sự hiện diện của các lãnh đạo hàng đầu thế giới tại Việt Nam cũng sẽ là dịp để thúc đẩy các mối quan hệ song phương và đa phương.
Đồng thời, thu hút du khách quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng sẽ được cải thiện để phục vụ tốt hơn cho sự kiện.
-
Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, duy trì thương mại biên giới thông suốt
Tối 12/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường, nhân dịp Thủ tướng Lý Cường sang thăm chính thức Việt Nam.
-
Nhiều tổ chức kinh tế nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
Sau kết quả GDP quý III tăng cao tới 7,4% bất chấp tác động của bão Yagi, nhiều tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam.








-
Thế chấp tài sản số, tín chỉ carbon tại ngân hàng liệu có khả thi?
Việc thiếu vắng khung pháp lý không chỉ khiến các ngân hàng e dè trong việc nhận tài sản số làm bảo đảm, mà còn gây khó khăn cho việc xác định giá trị, xử lý tài sản khi phát sinh rủi ro.
-
BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù giá dầu thế giới biến động khó lường, BSR vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025 với doanh thu gần 32.000 tỷ đồng.
-
Mỹ mời đoàn công tác Việt Nam họp: Tín hiệu tích cực trong đàm phán thuế quan
Ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết có nhiều tín hiệu tích cực trong đàm phán thuế quan giữa Việt Nam và Mỹ. Hiện Văn phòng Thương mại Mỹ đã mời đoàn công tác liên ngành của Việt Nam sang họp khởi...