29/01/2012 1:59 AM
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo từng khẳng định, chính phủ sẽ trừng phạt các quan chức chiếm dụng đất của nông dân mà không đền bù và sẽ thu hẹp khoảng cách về thu nhập cũng như mức sống giữa người giàu và người nghèo trong thời gian tới.

Ngày 30/12/2011, Tân Hoa xã đã dẫn kết luận sơ bộ của thanh tra tỉnh Quảng Đông, theo đó những khiếu nại của người dân làng Ô Khảm (từ tháng 9/2011 và biến thành biểu tình bạo lực cuối tháng 12/2011) về việc làm sai trái của các quan chức liên quan đến việc sử dụng đất và quản lý tài chính là xác đáng.


Trước đó (29/12/2011), Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Chu Minh Quốc đã tổ chức cuộc đối thoại trực tiếp với dân làng Ô Khảm, thừa nhận những đòi hỏi của họ là hợp lý và hứa mở cuộc điều tra công bằng và minh bạch về vấn đề này. Quyền sử dụng đất luôn là vấn đề nhạy cảm ở Trung Quốc bởi khi kinh tế tăng trưởng nhanh sẽ có nhiều nông dân mất đất cho việc xây dựng đường sá, nhà máy và khu dân cư. Trong các khiếu kiện lên Chính phủ, đất đai là nguyên nhân hàng đầu…


Giới truyền thông đưa tin, cơ quan chức năng phát hiện Công ty cổ phần Lục Phong Phong Điền đã sử dụng nhiều hơn số đất được cấp và Tập đoàn Quảng Đông Ức Đạt Châu vẫn còn thiếu tiền bồi thường đất đai của dân làng Ô Khảm.


Tờ China Daily cho biết, việc thu hồi đất từ dân làng và bán cho nhà đầu tư không được công khai (từ những năm 1990) là nguyên nhân dẫn tới khiếu kiện hiện tại. Nguyên Bí thư Đảng ủy xã Ô Khảm Tiết Thường đã biển thủ khoản bồi thường cho người dân để mua một chiếc ôtô trị giá tới 200.000 NDT (31.250 USD).


Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo từng khẳng định, chính phủ sẽ trừng phạt các quan chức chiếm dụng đất của nông dân mà không đền bù và sẽ thu hẹp khoảng cách về thu nhập cũng như mức sống giữa người giàu và người nghèo trong thời gian tới.


Trung Quốc mạnh tay với quan tham “ăn đất”
Một trong những khu đô thị mới của Trung Quốc.

Giới quan sát cho rằng, vấn đề thu hồi đất của nông dân để phục vụ các dự án xây dựng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng tại nông thôn và điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đại cục. Tình trạng quan chức địa phương chiếm dụng đất dưới chiêu bài “triển khai dự án” để tư lợi xảy ra khá phổ biến những năm gần đây khiến nông dân bất bình.


Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng thừa nhận, đây là thời kỳ xuất hiện nhiều mâu thuẫn khác nhau khi Trung Quốc đang ở trong giai đoạn phát triển kinh tế nhanh.


Tính đến nay, Trung Quốc đã có 5 đặc khu kinh tế, 32 khu phát triển kinh tế và công nghệ, 27 khu phát triển khoa học và công nghệ cao, 15 khu mậu dịch tự do, 13 khu mậu dịch biên giới - những cửa sổ thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Do đó, một trong những công tác không thể bỏ qua, đó là phải mạnh tay hơn với công tác chống tham nhũng tại nông thôn.


Theo ông Lưu Tích Vinh, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương, một số cán bộ ở nông thôn rất kém hiểu biết về pháp luật và họ thường giải quyết công việc không công bằng, lạm dụng quyền lực để mưu lợi cá nhân và điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách của Đảng, cũng như sự ổn định của chính quyền cấp cơ sở. Ông Lưu Tích Vinh cho biết, chỉ riêng đầu năm 2007 người ta đã phát hiện và xử lý hơn 1.200 cán bộ chiếm dụng đất đai vốn thuộc về nông dân địa phương ở khu tự trị Nội Mông.


Cách đây gần 6 năm (tháng 9/2006), đội công tác chính phủ đã tới Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Liêu Ninh, Giang Tô, Sơn Đông, Hồ Bắc, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Thiểm Tây để tìm hiểu thị trường bất động sản đang tăng quá nóng tại những địa phương này; cũng như điều tra việc lãnh đạo tỉnh Hà Nam cho phép sử dụng gần 1.000ha đất nông nghiệp để xây dựng trường sở bất chấp sự phản đối của Trung ương. Khi đó, chính phủ đã tăng lãi suất, thắt chặt quy định cho vay, đình chỉ một số dự án xây dựng nhằm ngăn chặn cơn sốt bất động sản đang có nguy cơ bùng nổ.


Sau đó, giới chuyên môn từng đặt câu hỏi, quả bóng bất động sản Trung Quốc xì hơi là niềm vui hay mối quan ngại bởi vấn đề này từng được đề cập nhiều năm trước và tái xuất hiện.


Đối với đa số người dân Trung Quốc, sở hữu nhà là dấu hiệu của sự thành công và có nghĩa cuộc sống của họ sẽ tốt hơn. Tuy cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến giá nhà ở Trung Quốc tăng vọt, nhưng từ năm 2011, chính phủ đã áp dụng một loạt biện pháp để “giảm tốc” thị trường bất động sản, như hạn chế số nhà mà một cá nhân có thể mua, tăng thuế đối với các hoạt động đầu tư bất động sản...


Theo thống kê, năm 2000, chỉ có khoảng 1.000 ngôi nhà đã qua sử dụng tại Bắc Kinh được bán, nhưng đến năm 2011, con số này lên tới 200.000 căn.


Dư luận cũng quan tâm tới động thái cách đây hơn 7 tháng (15/6/2011), khi cơ quan xếp hạng hàng đầu thế giới Standard & Poors hạ triển vọng của thị trường bất động sản Trung Quốc xuống mức tiêu cực. Trong tháng 4/2011, lạm phát nhà ở của Trung Quốc giảm 2,8% tại Bắc Kinh. Trước đó (14/4/2011), hãng xếp hạng Moodys từng hạ triển vọng bất động sản Trung Quốc từ ổn định xuống tiêu cực.


Được biết, giá nhà đất tại 70 thành phố lớn nhất Trung Quốc đã tăng liên tục hơn 9% trong 9 tháng và lên tới đỉnh điểm hồi tháng 5/2010, khi tăng tới 12,8% so với cùng kì năm 2009. Và bất động sản có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc

Theo Quốc Tuấn - Khắc Dũng (CAND)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.