Trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Gói hỗ trợ rộng hơn dự kiến cung cấp thêm nguồn tài trợ và cắt giảm lãi suất, đánh dấu nỗ lực mới nhất của các nhà hoạch định chính sách nhằm khôi phục niềm tin vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Nhưng các nhà phân tích đặt câu hỏi về hiệu quả của các đợt bơm thanh khoản của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, trong bối cảnh nhu cầu tín dụng cực kỳ yếu từ các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
"Đây là gói kích thích quan trọng nhất của PBOC kể từ những ngày đầu của đại dịch", nhà phân tích Julian Evans-Pritchard của Capital Economics cho biết.
"Nhưng tự nó, có thể là không đủ", ông nói thêm, cho biết có thể cần thêm các biện pháp kích thích tài khóa để đưa tăng trưởng trở lại quỹ đạo hướng tới mục tiêu chính thức của năm nay là khoảng 5%.
Cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc tăng giá, trong khi cổ phiếu châu Á đạt mức cao nhất trong 2 năm rưỡi khi Thống đốc Pan Gongsheng công bố kế hoạch hạ lãi suất cho vay và bơm thêm tiền vào nền kinh tế, cũng như giảm bớt gánh nặng trả nợ thế chấp của các hộ gia đình. Đồng nhân dân tệ đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 16 tháng so với đô la Mỹ.
Ông Pan phát biểu tại cuộc họp báo rằng ngân hàng trung ương sẽ sớm cắt giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ dưới dạng dự trữ - được gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) - 50 điểm cơ bản (bps), giải phóng khoảng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (142 tỷ USD) cho các khoản cho vay mới.
Ông Pan cho biết, tùy thuộc vào tình hình thanh khoản của thị trường vào cuối năm nay, RRR có thể được hạ thêm 0,25-0,5 điểm phần trăm, trong những nhận xét mang tính hướng tới tương lai.
PBOC cũng sẽ cắt giảm lãi suất repo ngược kỳ hạn bảy ngày 0,2 điểm phần trăm xuống còn 1,5%, cũng như các lãi suất khác.
"Động thái này có thể đến hơi muộn một chút, nhưng thà muộn còn hơn không", Gary Ng, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Natixis cho biết.
Trước đó, vào ngày 23/9, lần đầu tiên sau nhiều tháng, PBOC thông báo bắt đầu “bơm” tiền mặt cho hệ thống ngân hàng trong 14 ngày với mức lãi suất ưu đãi hơn. Cụ thể, PBOC đã "bơm" 234,6 tỷ nhân dân tệ (33,29 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng thông qua các hoạt động thị trường mở.
Cuộc họp báo của quan chức cấp cao tổ chức sau khi Fed hạ lãi suất vào tuần trước. Động thái này cho thấy PBOC đang khởi động một chu kỳ nới lỏng chính sách, giúp ngân hàng có thêm “room” để hạ lãi suất và thúc đẩy tăng trưởng trước áp lực giảm phát.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới một mặt đang chật vật ứng phó với áp lực giảm phát, một mặt đang nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có việc triển khai hàng loạt biện pháp nhằm kích cầu chi tiêu nội địa.
Giới phân tích nhận định Trung Quốc sẽ đẩy nhanh động thái nới lỏng tiền tệ sau khi Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu chu kỳ nới lỏng bằng một đợt cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm.
-
Ngân hàng “bơm” 405 nghìn tỷ đồng vốn tín dụng lãi suất thấp để tái thiết sau bão số 3
Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các ngân hàng thương mại cổ phần tổ chức chiều 21/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết trong vai trò cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước đã cùng các ngân hàng trong hệ thống triển khai nhiều giải pháp tiền tệ, tín dụng để đạt được mục tiêu góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
-
Fed hạ lãi suất 0,25%, gợi ý khả năng ít đợt giảm hơn trong tương lai
Kết thúc cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2024 vào ngày 18/12, các quan chức Fed đã hạ lãi suất lần thứ ba liên tiếp và đưa ra dự đoán thận trọng hơn về số lần giảm trong những năm tới.
-
Dự đoán lãi suất cho vay và huy động sẽ diễn biến ra sao trong năm 2025?
Năm 2025, các chuyên gia của VCBS cho rằng nhiều khả năng lãi suất huy động sẽ duy trì đi ngang với sự hỗ trợ đến từ nỗ lực thúc đẩy tín dụng trong năm 2025 của NHNN. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ đi ngang và duy trì ở mức thấp cho giai ...
-
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng.