Người sáng lập tập đoàn China Evergrande Group – tỷ phú Hui Ka Yan.
Phía sau hậu trường, thông điệp mà tỷ phú Hui nhận được từ cơ quan quản lý tài chính hàng đầu của Trung Quốc còn nghiêm túc hơn nhiều. Trong một cuộc họp tại thủ đô Bắc Kinh ngay trước ngày lễ ngày 1/7, các quan chức tại Ủy ban ổn định và phát triển tài chính (FSDC) đã thúc giục ông Hui giải quyết vấn đề nợ của công ty mình càng nhanh càng tốt, nguồn tin từ Bloomberg cho biết.
Cuộc thảo luận chưa được công bố trước đây cho thấy các nhà chức trách Trung Quốc ngày càng lo ngại rằng Evergrande sẽ gây ra những rủi ro hệ thống cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Các nhà trức trách đã tạo thêm áp lực buộc Hui phải đưa ra một giải pháp khắc phục mang tính quyết định hơn đối với tình hình tài chính của Evergrande, vốn đang ngày càng căng thẳng trong những tuần gần đây khi giá trái phiếu và cổ phiếu của công ty sụt giảm.
Các quan chức FSDC đã yêu cầu ông Hui xem xét đưa các nhà đầu tư chiến lược vào để ổn định tình tình tài chính, nhấn mạnh sự cần thiết phải làm để tránh những cú sốc lớn đối với nền kinh tế, nguồn tin giấu tên cho biết. Nguồn tin tiết lộ ông Hui nói với các quan chức rằng ông đang thảo luận với chính quyền địa phương để tìm kiếm giải pháp.
Đó là bước ngoặt mới nhất trong một bộ phim tài chính đã biến Evergrande trở thành chủ đề bị đầu cơ dữ dội trên các bàn giao dịch từ Hồng Kông đến New York.
Trong khi công ty bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới này đã giảm bớt tài sản và tăng tốc bán bất động sản để giảm tỷ lệ đòn bẩy, cho đến nay công ty vẫn không thể vực dậy niềm tin giữa các chủ nợ, nhà cung cấp và một số người mua nhà, những người lo lắng rằng công ty sẽ phải vật lộn để kiếm lời trên núi nợ phải trả lên tới 302 tỷ USD.
Cổ phiếu của Evergrande đã giảm hơn 36% trong năm nay xuống mức thấp nhất trong 4 năm.
Một người quen thuộc với vấn đề này cho biết cuộc trò chuyện của Hui với FSDC diễn ra sau cuộc họp khoảng một tháng trước đó với các cơ quan quản lý, bao gồm cả ngân hàng trung ương. Trong cuộc họp trước đó, các quan chức đã thúc giục Hui tăng tốc bán tài sản, cắt giảm nợ và đảm bảo rằng Evergrande thanh toán các khoản nợ của mình đúng hạn.
Nhà phát triển bất động sản này đã thông báo vào cuối tháng 6 rằng đã cắt giảm 20% nợ phải trả lãi trong nửa đầu năm xuống còn 88 tỷ USD. Điều đó cho phép công ty đáp ứng tiêu chí “Ba vạch đỏ”, tiêu chí phục vụ việc đo lường ba chỉ số về sức mạnh tài chính mà các chủ đầu tư phải đáp ứng để có thể sử dụng thêm dư nợ từ những tổ chức tài chính tại nước này.
Tuy nhiên, những nỗ lực giảm nợ của Evergrande đã không thuyết phục được các nhà đầu tư một phần do lo ngại rằng công ty chỉ đơn giản là chuyển các khoản nợ sang các phần khác trong bảng cân đối kế toán của mình. Tổng nợ phải trả của nhà phát triển - bao gồm các khoản phải trả ngắn hạn như thương phiếu - đã tăng lên mức kỷ lục 1,95 nghìn tỷ nhân dân tệ (302 tỷ USD) vào năm ngoái. Một số đơn vị của Evergrande đã chậm chễ trong việc thanh toán hóa đơn thương mại trong năm nay, một lý do khiến trái phiếu và cổ phiếu của công ty sụt giảm.
Tháng trước, Evergrande đã cam kết sẽ xử lý tốt các thương phiếu quá hạn và cho biết họ chưa bao giờ bỏ lỡ một khoản thanh toán nào cho trái phiếu công.
Một câu hỏi quan trọng đặt ra cho Evergrande là liệu các nhà cho vay thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc có tiếp tục cấp vốn cho Evergrande hay không. Một số ngân hàng đã quyết định trong những tháng gần đây không chuyển các khoản vay cho nhà phát triển bất động sản này, những người quen thuộc với vấn đề này nói với Bloomberg vào tháng Sáu.
Những ngân hàng khác đã cho phép Evergrande mở rộng một phần hạn mức tín dụng mà công ty đã khai thác, một phần do lo ngại rằng việc cắt giảm nhiều khoản cho vay sẽ có nguy cơ làm mất ổn định hệ thống tài chính của Trung Quốc.
Cổ phiếu lao dốc của công ty đã phải trả giá đắt cho tỷ phú Hui, 63 tuổi, con trai của một người thợ cắt gỗ nghèo khó, người đã xây dựng một đế chế rộng lớn từ chung cư đến câu lạc bộ bóng đá và xe điện để trở thành người giàu thứ 20 của Trung Quốc. Giá trị tài sản ròng của ông đã giảm 28% trong năm nay, tương đương khoảng 6,6 tỷ USD, xuống còn 16,7 tỷ USD.
-
Trung Quốc: Choáng ngợp với gần nghìn khối bê tông trái phép sừng sững mọc trên núi
Cơ quan chức năng đã phát hiện hàng trăm biệt thự, chung cư mọc lên trên một ngọn núi - vùng đất vốn có cây trồng xanh tươi.