Cụ thể, nếu được đầu tư, dự kiến Tập đoàn Mintal sẽ cần 300ha đất gần khu vực bến cảng để đầu tư nhà máy với công suất giai đoạn 1 là 1,5 triệu tấn Ferrochrom Carbon/năm; giai đoạn 2 là 1 triệu tấn thép không gỉ và 1 triệu tấn kim loại màu/năm.
Tổng kinh phí thực hiện cả 2 giai đoạn cho dự án là 2 tỷ USD. 80% nguyên liệu cho sản xuất sẽ được nhập khẩu tại Nam Phi, còn 20% nguyên liệu còn lại dự kiến sẽ thu mua tại Việt Nam.
Lễ kí kết Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa Tập đoàn Mintal với BQL Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Đình Xứng cho biết đồng thuận về mặt quan điểm với tập đoàn. Tuy nhiên, khi đầu tư nhà máy tại khu kinh tế Nghi Sơn, Tập đoàn Mintal phải có cam kết về sử dụng công nghệ tiên tiến nhất thế giới về thân thiện với môi trường như những gì đoàn công tác vừa trình bày tại buổi làm việc.
Đồng thời, đề nghị phía Tập đoàn Mintal nhanh chóng hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan gửi đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận để sớm được UBND tỉnh trao Giấy chứng nhận chấp thuận chủ trương đầu tư vào đúng dịp cuối tháng 9 tới khi Thanh Hóa tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2019.
Được biết, khu kinh tế Nghi Sơn của Thanh Hóa hiện là khu kinh tế có nhiều ưu đãi nhất Việt Nam hiện nay; đây là khu kinh tế đa ngành nghề, trong đó ưu tiên là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp nặng và công nghiệp dịch vụ sau hóa dầu.
Mintal được biết đến là tập đoàn chuyên về sản xuất Ferrochrom Carbon, thép không gỉ và kim loại màu; hiện có nhà máy sản xuất các loại hình sản phẩm này tại Trung Quốc, Nam Phi và Pakistan. Tổng sản phẩm xuất khẩu các sản phẩm này trên thị trường thế giới của tập đoàn hiện đứng thứ 3 thế giới.
Tập đoàn đang ứng dụng sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay của Phần Lan về sản xuất Ferrochrom Carbon và công nghệ sản xuất thép không gỉ, kim loại màu của Nhật Bản. Theo đó, công nghệ này sẽ cho phép triệt tiêu toàn bộ khí thải và nước thải sẽ được tái sử dụng tuần hoàn trong sản xuất; ngoài ra còn có thể tiết kiệm được 1 tỷ số điện/năm, 90% lưu huỳnh thải ra môi trường, 75 nghìn tấn than đốt/năm...
-
Thanh Hóa tạm dừng 159 dự án
Theo báo cáo từ Sở Tài chính (Công văn số 1818/STC-THQH), việc tạm dừng các dự án này được thực hiện theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn số 2122-CV/VPTU ngày 12/3/2025. Cuộc rà soát được tổng hợp từ 43 đơn vị, bao gồm 26 huyện, thị xã...
-
Hơn 3.000 tỷ đồng chuẩn bị đổ vào đấu giá đất tại một huyện Thanh Hoá
Huyện Hoằng Hóa dự kiến thu về gần 3.000 tỷ đồng từ việc đấu giá 144 mặt bằng quyền sử dụng đất trong năm 2025.
-
Tỉnh đông dân nhất Việt Nam đưa hơn 890 dự án đưa ra đấu giá, dự thu hơn 28.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt danh mục 892 dự án đấu giá quyền sử dụng đất trong năm 2025 (đợt 1), có hiệu lực từ ngày 26/3/2025.