Xu hướng hạ giá căn hộ chung cư sẽ càng phổ biến.
Giá giảm
Nếu như cách đây vài năm, những dự án nhà ở với mức giá 10-12 triệu đồng/m2 là mơ ước xa xỉ của hàng ngàn người dân đô thị, thì đến nay không quá khó để kiếm tìm những dự án có mức giá vừa túi tiền đó, được chính chủ đầu tư trực tiếp chào bán.
Tại phiên giao dịch BĐS lần II “Nhà ở xã hội & Nhà cho nhu cầu thực”, đã có đến 2.000 sản phẩm nhà ở xã hội, hơn 1.500 sản phẩm nhà ở thương mại, BĐS riêng lẻ, trong đó nhà ở bình dân chiếm tỷ lệ cao, đã được chào bán. Đây là một số lượng nhà ở không hề nhỏ. Đặc biệt, khách hàng còn nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ ngân hàng khi mua sản phẩm.
Trên thực tế, thống kê của nhiều doanh nghiệp BĐS cho thấy thời gian qua, các căn hộ có mức giá từ 15-20 triệu đồng/m2 có sức tiêu thụ rất ổn định, thậm chí chiếm khoảng 70-90% số giao dịch thành công trên thị trường. Và đây cũng được xem là xu thế phát triển tất yếu trong vòng cuối năm 2013 cho đến năm 2014.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, bi kịch thực sự của BĐS Việt Nam sẽ rơi vào cuối năm 2013. Thậm chí càng về cuối áp lực càng tăng khi thị trường sẽ tiếp tục vỡ, nhiều đại gia “ngã ngựa”, câu chuyện nợ xấu sẽ trở nên rất nhức nhối…
Điều này khiến giải pháp nhiều doanh nghiệp hiện nay buộc phải chấp nhận triển khai để tồn tại là hạ giá nhà sẽ càng trở nên phổ biến hơn nữa. Và do đó, trừ phân khúc nhà ở bình dân, giá nhà sẽ giảm sâu thêm. Đó là lý do những người dân muốn mua phân khúc trung cấp hoặc cao hơn có thể chờ đợi.
Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Như Trung, Phó Giám đốc Công ty TNHH Savills Việt Nam, cho rằng thị trường BĐS cần 3 năm để đi đến vùng điều chỉnh ổn định. Do đó, năm 2013 thị trường vẫn sẽ tiếp tục sụt giảm và phải đến giữa năm 2014 thị trường mới đi đến điểm đáy.
Tranh chấp tăng
Có thể nói, không có thời điểm nào xung đột trên thị trường BĐS lại trở nên căng thẳng như giai đoạn vừa qua. Vai trò cân bằng giữa chủ đầu tư- khách hàng cùng nguồn cung dồi dào khiến những sản phẩm “lỗi” nhanh chóng bị điểm danh.
Từ những dự án cao cấp như Splendora, Keangnam, The Manor đến những dự án thấp cấp hơn như ANZ Thăng Long hay bình dân như Đại Thanh, tranh chấp giữa chủ đầu tư và khách hàng đang ngày càng trở nên quyết liệt. Không chỉ khiếu kiện lên cơ quan chức năng, không ít khách hàng đã quyết tâm kiện chủ đầu tư ra tòa để tìm quyền lợi cho mình, chấp nhận mất thêm thời gian và tiền bạc - một điều từ trước đến nay chưa hề có.
Theo ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, những dự án với những chủ đầu tư chạy theo lợi nhuận, kinh doanh bằng cách “bán lúa non”, không có sản phẩm thực sẽ dần lộ diện và bị loại bỏ khỏi thị trường.
Trên thực tế, đổ vỡ này càng trở nên rõ ràng khi hàng loạt doanh nghiệp BĐS dính vòng lao lý. Mới đây nhất, thêm một đại gia BĐS Hà Nội tiếp tục “ngã ngựa”. Đầu tháng 10, cơ quan Cảnh sát Điều tra C46, Bộ Công an ra lệnh bắt khẩn cấp ông Nguyễn Văn Tuẫn, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Tuẫn bị khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng về hành vi cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng do có liên quan tới dự án khu chung cư cao tầng B5 Cầu Diễn - khu đô thị Thành phố giao lưu (huyện Từ Liêm, Hà Nội) với tổng số tiền huy động từ khách hàng, nhà đầu tư thứ cấp hơn 100 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia BĐS, sự đứt gãy này là hậu quả của việc quản lý thiếu chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước trong một thời gian dài đối với hình thức góp vốn trong đầu tư kinh doanh BĐS cũng như quản lý đô thị. Và những tranh chấp này sẽ không dừng lại bởi số lượng các dự án ra đời thời kỳ sốt nóng quá lớn, nhiều vấn đề bị lợi nhuận vùi lấp đến nay mới lộ diện.
Cộng thêm vào đó, những biến chuyển chính sách rất mạnh mẽ thời gian gần đây cũng sẽ đưa lại những bài toán nan giải giữa chủ đầu tư và khách hàng mà không thể giải quyết một sớm một chiều. Những chủ đầu tư đã lập dự án sai sẽ không còn cơ hội để sửa chữa, nhưng thị trường BĐS có cơ hội để chữa lành khi sẽ có nhiều người sẵn sàng mua lại dự án và điều chỉnh để phù hợp với nguồn cầu.
Đối với những chủ đầu tư không thực chất, đây sẽ là giai đoạn gục ngã thực sự bởi số lượng cung trên thị trường ngày càng dồi dào, cạnh tranh giữa các dự án lớn, người mua có nhiều quyền lựa chọn. Việc khách hàng kiện chủ đầu tư ra tòa sẽ trở thành câu chuyện bình thường trên thị trường BĐS. Ông Phạm Sỹ Liêm, |