Hưởng lợi nhờ đầu tư công
Trong báo cáo mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI kỳ vọng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (Mã: HT1) sẽ hồi phục trở lại lên mức 527 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ trong năm 2023 nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 5% và giả định giá than sẽ giảm 5% từ mức đỉnh năm 2022.
Năm 2022, giá than tăng cao tiếp tục gây áp lực lên biên lợi nhuận của ngành xi măng nói chung và Xi măng Hà Tiên 1 nói riêng. Mặc dù doanh thu tăng 5,6% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận trước thuế của Xi măng Hà Tiên 1 đã giảm 45,4% xuống còn 164 tỷ đồng trong quý 2 do giá than tăng mạnh.
Giá xi măng hiện nay cũng khó tăng thêm trong bối cảnh nhu cầu trong nước suy yếu và thị trường xuất khẩu trì trệ
SSI Research nhận định giá than tăng sẽ tạo thêm áp lực lên biên lợi nhuận của doanh nghiệp này trong những tháng cuối năm 2022. Mặc khác, giá xi măng hiện nay cũng khó tăng thêm trong bối cảnh nhu cầu trong nước suy yếu và thị trường xuất khẩu trì trệ.
Theo đó, SSI Research dự báo doanh thu năm 2022 của Vicem Hà Tiên sẽ tăng 20,6% so với cùng kỳ lên 8.500 tỷ đồng, nhờ sản lượng tiêu thụ xi măng phục hồi 8%, nhưng lợi nhuận trước thuế được kỳ vọng giảm 28% so với cùng kỳ xuống 379 tỷ đồng.
Với tình hình chung của ngành xi măng, SSI Research cho rằng lợi nhuận của Xi măng Hà Tiên 1 sẽ chạm đáy vào năm 2022 và hồi phục trở lại lên mức 527 tỷ đồng vào năm 2023, nhờ sản lượng tiêu thụ xi măng sẽ tăng cùng với đó là việc giá than cũng sẽ quay đầu giảm 5% từ mức đỉnh năm 2022.
Chứng khoán SSI kỳ vọng lợi nhuận của Xi măng Hà Tiên 1 sẽ hồi phục trở lại lên mức 527 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ trong năm 2023
Trong khi đó, Chính phủ đang chủ trương đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Lúc này, đầu tư công là động lực chính để kích thích nhu cầu xây dựng và xi măng là nguyên vật liệu thiết yếu.
Ngoài ra, dự báo nguồn cung bất động sản hồi phục trong thời gian tới sẽ là động lực lớn giúp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ xi măng.
Xi măng Hà Tiên 1 với thị phần chiếm tới 33% tại khu vực phía Nam được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ các dự án đầu tư công tại khu vực này như dự án mở rộng nhà ga Tân Sơn Nhất, xây dựng sân bay Long Thành, các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam tại miền Nam…
Với động lực từ việc giá than giảm cùng với Chính phủ đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, SSI Research khuyến nghị ở mức độ trung lập đối dành cho cổ phiếu HT1 của Vicem Hà Tiên với giá mục tiêu 1 năm là 16.000 đồng/cp.
Đơn vị này cho rằng, giá cổ phiếu HT1 trong ngắn hạn có thể được hỗ trợ bởi mức tăng trưởng lợi nhuận khoảng 70% trong 6 tháng đầu năm 2022 so với mức so sánh thấp trong 6 tháng đầu năm 2021.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên ngày 12/9, hiện cổ phiếu HT1 của Xi măng Hà Tiên 1 đang giao dịch ở mức 15.500 đồng/cp.
Dư thừa xi măng ở mức báo động
Ngành xi măng Việt Nam đang ở trong tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”. Dư thừa nguồn cung xi măng khi công suất sản xuất vượt quá nhu cầu thị trường nội địa và thiếu các nhà máy xi măng quy mô lớn.
Dư thừa nguồn cung xi măng đang ở mức báo động
Được biết, tổng công suất thiết kế hiện nay của ngành xi măng là 107 triệu tấn/năm. Nhờ ứng dụng công nghệ, điều chỉnh tỷ lệ phụ gia, có thể sản xuất thêm hơn 20 triệu tấn nữa, trong khi tiêu thụ nội địa 3-4 năm nay chỉ khoảng trên dưới 60 triệu tấn/năm.
Những tháng gần đây, kênh xuất khẩu xi măng liên tục sụt giảm, tiêu thụ nội địa gần như dậm chân tại chỗ, trong khi chi phí sản xuất tăng quá cao, đe dọa lớn đến hoạt động của nhiều nhà máy xi măng.
Hiện giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng như than, giá cước vận tải tăng mạnh. Trong khi đó, tiêu thụ mặt hàng này chậm lại, tồn kho lớn khiến các doanh nghiệp sản xuất xi măng đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt về giá, hệ quả là biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp xi măng suy giảm đáng kể.
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, hàng tồn kho đang là nỗi lo lớn của không ít doanh nghiệp xi măng hiện nay và là thách thức lớn đối với ngành trong những tháng cuối năm 2022.
Dự báo, từ nay đến hết năm, xuất khẩu xi măng tiếp tục sụt giảm. Theo đó, sự suy giảm trên kênh xuất khẩu có thể làm gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa. Trung Quốc, Philippines là 2 thị trường nhập khẩu chính của xi măng, clinker đã giảm nhập khẩu từ Việt Nam kéo theo sự suy giảm mạnh mẽ trong 8 tháng qua.
Cụ thể, sản lượng xuất khẩu mặt hàng xi măng và clinker trong 8 tháng chỉ đạt khoảng 21,77 triệu tấn, giảm khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2021. Lượng tiêu thụ giảm trong khi chi phí sản xuất tăng quá cao đang đe dọa đến hoạt động của nhiều nhà máy xi măng hiện nay.
Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh được cho là do nhu cầu của thị trường này suy yếu trong bối cảnh Chính phủ nước này đang áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt.
Mặc dù quy mô xuất khẩu vẫn ở mức thấp, chỉ chiếm khoảng 3% tổng sản lượng hàng bán của Vicem Hà Tiên nhưng sự sụt giảm của thị trường xuất khẩu có thể sẽ dẫn đến sự canh tranh gay gắt hơn trên thị trường nội địa.
-
4 dây chuyền sản xuất xi măng mới sắp chạy lò trong năm 2022
Từ đây đến cuối năm 2022, ngành xi măng dự kiến sẽ có thêm 4 dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào vận hành, với công suất khoảng 11,4 triệu tấn/năm.
-
Bộ Xây dựng yêu cầu các nhà máy xi măng thực hiện ngay một việc, có thể giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra các công ty xi măng chưa lắp đặt để đôn đốc việc lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải. Theo đó, việc đầu tư hệ thống phát điện nhiệt khí thải lò nung xi măng giú...
-
Công ty xi măng có loạt sếp lớn vướng vòng lao lý đang kinh doanh ra sao?
Trong giai đoạn 2018-2023, doanh nghiệp này đã để xảy ra thua lỗ, lũy kế gần 5.000 tỷ đồng, hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gần 400 công nhân, người lao động.
-
Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam vừa chứng kiến thua lỗ nghìn tỷ năm thứ 2 liên tiếp, Phó Thủ tướng yêu cầu 2 bộ vào cuộc làm rõ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, làm rõ nguyên nhân Tổng Công ty Xi măng Việt Nam lỗ cả nghìn tỷ.