Theo Báo cáo ngành Xi măng 6 tháng đầu năm 2022, cả nước hiện đang có 90 dây chuyền sản xuất với tổng công suất hơn 110 triệu tấn/năm.
Trong năm nay, nguồn cung xi măng tiếp tục duy trì ở mức rất cao, trong khi nhu cầu xi măng trong nước dự kiến khoảng 65 triệu tấn.
Việc mất cân đối cung - cầu khiến thị trường xi măng trong nước tiếp tục cạnh tranh khốc liệt về giá bán và chính sách hỗ trợ của các thương hiệu xi măng nhằm chiếm lĩnh thị trường.
Năm 2022, ngành xi măng sẽ có thêm 4 dây chuyền mới đi vào vận hành
Theo dự kiến, toàn ngành xi măng sẽ có thêm 4 dây chuyền mới đi vào hoạt động. Được biết, các dự án này sẽ bổ sung tổng công suất thiết kế cho ngành xi măng Việt Nam đến hết năm 2022 thêm 11,4 triệu tấn, qua đó nâng tổng công suất lên 118 triệu tấn xi măng/năm.
Cụ thể, các dây chuyền mới đi vào hoạt động, bao gồm: Dự án Xi măng Xuân Thành 3 có công suất 12.500 tấn clinker/ngày, tương đương 4,5 triệu tấn xi măng/năm; Dự án Xi măng Long Thành với công suất 6.000 tấn clinker/ngày, tương đương 2,3 triệu tấn xi măng/năm; Dự án Xi măng Long Sơn 4 có công suất 6.000 tấn clinker/ngày, tương đương 2,3 triệu tấn xi măng/năm.
Ngoài ra còn có Dự án Xi măng Đại Dương 1 tại Khu Kinh tế Nghi Sơn do Công ty CP Xi măng Đại Dương làm chủ đầu tư, công suất lò quay 6.000 tấn clinker/ngày tương đương 2,3 triệu tấn xi măng/năm.
Lãnh đạo Xi măng Đại Dương cho biết, dây chuyền 2 cũng đang được đơn vị này khẩn trương thi công và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2023. Bên cạnh đó, dây chuyền 3 và 4 đang được tính toán quy hoạch và triển khai trong những năm tới.
Trên thị trường, với việc chịu áp lực của biến động giá nguyên nhiên liệu đầu vào, hàng loạt thương hiệu xi măng trong nước liên tiếp điều chỉnh tăng giá bán 3 lần với tổng mức tăng từ 220.000-270.000 đồng/tấn nhưng vẫn không ăn thua.
Gần đây nhất, vào tháng 5 có mức tăng bình quân 60.000 - 80.000 đồng/tấn. Sang tháng 6, giá xi măng tiếp tục một đợt tăng bình quân từ 50.000 - 60.000 đồng/tấn. Để cạnh tranh, nhiều đơn vị đã áp dụng chính sách chiết khấu hỗ trợ bán hàng khoảng 50.000 đồng/tấn.
Dự báo 6 tháng cuối năm 2022, lượng tiêu thụ xi măng nội địa sẽ tăng trưởng trở lại với các yêu cầu giải ngân mạnh mẽ của Chính phủ từ các dự án đầu tư công trong năm 2022-2023 sẽ bù đắp phần nào sự sụt giảm của thị trường xuất khẩu.
-
Nhà máy Xi măng Chinfon được điều chỉnh công suất lên 4,2 triệu tấn/năm
Nhà máy xi măng Chinfon được đề xuất điều chỉnh công suất từ 3,69 triệu tấn/năm lên 4,2 triệu tấn xi măng/năm nhằm phù hợp với tỷ lệ phối thải công nghiệp làm nguyên liệu sản xuất xi măng.
-
Bộ Xây dựng yêu cầu các nhà máy xi măng thực hiện ngay một việc, có thể giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra các công ty xi măng chưa lắp đặt để đôn đốc việc lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải. Theo đó, việc đầu tư hệ thống phát điện nhiệt khí thải lò nung xi măng giú...
-
Công ty xi măng có loạt sếp lớn vướng vòng lao lý đang kinh doanh ra sao?
Trong giai đoạn 2018-2023, doanh nghiệp này đã để xảy ra thua lỗ, lũy kế gần 5.000 tỷ đồng, hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gần 400 công nhân, người lao động.
-
Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam vừa chứng kiến thua lỗ nghìn tỷ năm thứ 2 liên tiếp, Phó Thủ tướng yêu cầu 2 bộ vào cuộc làm rõ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, làm rõ nguyên nhân Tổng Công ty Xi măng Việt Nam lỗ cả nghìn tỷ.