Xu hướng “cơn sốt đất ảo” ngày càng xuất hiện tại nhiều khu vực, những động thái tích cực của nhà đầu tư bất động sản hậu Covid đều ưu tiên lựa chọn các giá trị bền vững và tiềm năng sinh lời lâu dài. Trong đó, TP.Tân An (Long An) hiện đang là một trong những thị trường bất động sản đáng chú ý thời gian gần đây.

TP. Tân An. Ảnh: Báo Long An

Bối cảnh mới với nhiều tiền đề tốt

Tính đến thời điểm hiện tại nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi từ nhờ các chiến lược phòng chống dịch thích ứng linh hoạt, an toàn với Covid-19.

Đối với thị trường BĐS, bắt đầu từ những tháng đầu năm 2022, mức độ quan tâm của người dân trên cả nước, đặc biệt ở thị trường phía Nam có dấu hiệu tích cực. Mức độ tìm kiếm đầu tư, mua-bán các dự án tăng đáng kể, đặc biệt là các dự án đô thị vệ tinh tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, trong giới chuyên gia cho rằng sức mua, nhu cầu đầu tư BĐS lúc này, cũng vẫn ít nhiều phụ thuộc vào biến số Covid-19.

Trong hơn 2 tháng đầu năm, thị trường BĐS đã diễn ra cơn sốt cục bộ tại một số địa phương, nhất là tại khu vực các tỉnh lân cận phía Nam TP.HCM như Long An, nhiều phân khúc đã có sự bứt phá mạnh mẽ, thu hút dòng tiền nhà đầu tư.

Cùng với thị trường Đồng Nai và Bình Dương, Long An được xem là một nhánh của kiềng ba chân trong chiến lược phát triển đô thị vệ tinh của TP.HCM, bởi vị trí giáp ranh và là cửa ngõ kết nối TP.HCM với miền Tây.

Trong đó, TP.Tân An sở hữu vị trí chiến lược kết nối Long An và TP. HCM, đầu mối giao thông quan trọng, ngoài Quốc lộ 1 đi TP.HCM và các tỉnh miền Tây, còn có Quốc lộ 62 dẫn đến vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Trung Lương cũng là một trong những tuyến đường quan trọng, tạo thuận lợi cho sự lưu thông kết nối vùng và tại đây tập trung nhiều khu công nghiệp; các hạ tầng đang được đầu tư mạnh mẽ, góp phần tạo ra động lực phát triển của thành phố.

Bên cạnh đó, hậu Covid-19, khách hàng và các nhà đầu tư đều hướng tới sự phát triển bền vững và gia tăng giá trị một cách an toàn. Do đó đô thị vệ tinh giáp ranh TP.HCM như TP.Tân An chính là thị trường trung tâm “đón đầu” dòng vốn chảy mạnh vào BĐS trong năm 2022.

Đầu tư BĐS tại thành phố chiến lược Tân An

TP.Tân An không chỉ là thủ phủ của tỉnh Long An mà còn là một trong những đô thị vệ tinh có vai trò chiến lược của TP.HCM. Dự kiến dân số đô thị nơi đây sẽ đạt 250.000 - 280.000 người vào năm 2030 với tỷ lệ đô thị hóa 80 - 90%.

Chỉ hơn 10 năm, tốc độ phát triển của TP.Tân An diễn ra nhanh chóng, khi từ thị xã nâng cấp lên thành phố (đô thị loại III) vào năm 2009, đến đô thị loại II năm 2019 và phấn đấu lên đô thị loại I năm 2030 theo hướng đô thị thân thiện, văn minh, hiện đại. Để thực hiện được điều này thành phố cũng phát huy tối đa các nguồn lực trong và ngoài ngân sách để cùng xây dựng, phát triển.

Loại hình nhà phố tại khu vực trung tâm phường 4, TP.Tân An. Nguồn: Internet

Với xu hướng giãn dân về các đô thị vệ tinh trong những năm gần đây, khiến Tân An trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư và khách hàng đến từ TP.HCM và các vùng lân cận.

TP.Tân An ngày càng có sự “thay da đổi thịt” nhờ những làn sóng đầu tư BĐS từ các “ông lớn” như Tập đoàn Nam Long, FLC, Cát Tường Group… với loạt dự án lớn nhỏ đang được triển khai rầm rộ, đáp ứng kịp thời nhu cầu sống mới của người dân thành thị nơi đây.

Phân khúc nhà phố, biệt thự tại Tân An có quy hoạch hoàn chỉnh, tính thanh khoản cao, cùng tiềm năng tăng giá bền vững đang là "khẩu vị" của nhiều nhà đầu tư, bởi so với TP.HCM, Bình Dương hay Đồng Nai thì giá của phân khúc nhà phố, biệt thự tại đây vẫn còn rẻ hơn nhiều.

Dự kiến ngay khi BĐS TP.Tân An “bùng nổ” sẽ góp phần tác động mãnh mẽ lên làn sóng đầu tư tại vùng cửa ngõ phía Tây TP.HCM.

PV
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.