Quy hoạch xây dựng TP.HCM trở thành đô thị phát triển của khu vực. Ảnh: Minh họa.
Sáng 6/11, tại hội thảo về quản lý và quy hoạch kiến trúc TP.HCM, nhiều vấn đề quan trọng về quy hoạch đô thị của thành phố đã được bàn luận. Theo đó, thành phố sẽ quy hoạch xây dựng phát triển không gian đô thị theo 4 hướng gồm:
Hướng chính Đông hành lang phát triển là tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và dọc xa lộ Hà Nội, sẽ phát triển các khu đô thị mới, mật độ xây dựng cao, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kĩ thuật đô thị.
Hướng chính Nam với hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Hữu Thọ, với điều kiện nhiều kênh rạch, có khả năng phát triển quỹ đất đô thị và các hạ tầng kỹ thuật đô thị, phát huy thế mạnh đặc thù sông nước với mật độ xây dựng thấp, và không gian diện tích mặt nước phục vụ cho thoát nước của thành phố.
Hướng phụ Tây – Bắc với hành lang phát triển là quốc lộ 22 (xa lộ Xuyên Á) với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, phát triển các khu đô thị mới, hiện đại đồng bộ với hạ tẫng kỹ thuật, xã hội.
Hướng phụ Tây – Tây Nam hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Văn Linh với điều kiện thủy văn đặc biệt, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị có giới hạn, tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch…
Trong tương lai 4 hướng này sẽ hình thành 4 đô thị khu vực, cụ thể: Hướng Đông là Khu đô thị công nghiệp công nghệ cao (quận 9), hướng Nam là khu đô thị Cảng Hiệp Phước Nhà Bè, hướng Tây – Bắc là đô thị vệ tinh Tây Bắc Củ Chi, hướng Tây – Tây Nam là đô thị Tân Tạo – Tân Kiên, Bình Chánh.
Theo chuyên gia, tiến sĩ Phạm Thái Sơn, TP.HCM đang phát triển đô thị theo hướng lan tỏa. Thống kê Sở Xây dựng năm 2015 cho thấy toàn thành phố có 1.219 dự án phát triển nhà ở. Các dự án này phân bố không đồng đều mà tập trung đa số tại các quận ven và quận mới thành lập. Các dự án nhà ở thương mại quy mô lớn thời gian gần đây phát triển tập trung tại các khu vực ven, nơi có quỹ đất sạch như quận 8, 9, quận Thủ Đức, Bình Tân, Bình Chánh, Nhà Bè.
Quan sát từ thực tế thị trường thời gian qua, những hướng phát triển của TP.HCM đã nhanh chóng được các doanh nghiệp bắt nhịp. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã đi tắt đón đầu cơ hội với hàng loạt dự án liên tiếp mọc lên. Đặc biệt sôi động ở hai khu vực Đông và Nam.
Khu Đông với lợi thế về hạ tầng các tuyến giao thông lớn đồng bộ, cùng đó là tuyến metro số1 (Bến Thành – Suối Tiên) đang được xây dựng được xem là nơi sôi động nhất của thị trường bất động sản TP.HCM. Nơi đây đang dần hình thành siêu đô thị mới Thủ Thiêm, cùng với đó là hàng loạt dự án lớn như Masteri Thảo Điền, Gateway, Lexington, The Sun Avenue… Không kém cạnh khu Đông, Khu Nam cũng đang là nơi thu hút rất nhiều dự án bất động sản mới. Với lợi thế về hạ tầng, đặc biệt khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã thành hình khiến nơi đây là điểm đến của các nhà đầu tư. Hàng loạt dự án gây xôn xao thị trường thời gian gần đây tại khu vực này như Angia Skyline, Hưng Phúc Happy Riverside, Florita, The EverRich…
Tại khu Tây thành phố, mặc dù không được sôi động như hai khu Đông và Nam nhưng nơi đây vẫn được nhiều nhà đầu tư đánh giá tiềm năng. Theo ông Đặng Chính Thắng, Phó Tổng Giám đốc Đất Xanh Miền Nam, lợi thế của những khu vực này là quỹ đất còn rộng lớn, giá đất rẻ hơn so với khu vực khác, hạ tầng cũng đang dần được đầu tư xây dựng trong tương lai sẽ dễ dàng kết nối với khu vực trung tâm.
-
Lời tiền tỷ khi mua “nhà Sài Gòn” cho con học đại học
Thay vì thuê trọ nhiều phụ huynh có con học đại học tại TP.HCM sẵn sàng mua căn hộ gần trường đảm bảo an ninh để con an tâm học hành, đồng thời là khoản tích sản giá trị cho tương lai.
-
Cư dân dự án Citiesto phấn khởi nhận bàn giao sổ hồng
Hơn 100 sổ hồng đã được bàn giao thêm cho cư dân dự án Citiesto (Khu đô thị Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP.HCM) trong tuần qua, nâng tổng số sổ hồng được bàn giao lên hơn 85%. Điều này càng thêm khẳng định uy tín của Kiến Á, một nhà phát triển luôn coi trọ...
-
Chủ tịch UBND TPHCM: Thị trường bất động sẽ tích cực hơn vào năm 2025
Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá năm 2025 thị trường bất động sẽ ấm hơn và tích cực hơn vào năm 2025.