Sau khi nâng đường nhiều hộ dân phải chịu cảnh nhà biến thành hầm.
Có mặt tại hẻm 574, đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân ghi nhận hàng chục ngôi nhà đang nằm sâu so với mặt đường. Một người dân cho biết, trước đây khi đường chưa nâng thì vẫn còn thấp hơn nhà nhưng khi nâng lên thì mặt đường nằm ngang với cửa sổ của căn nhà. Mặc dù biết đường nâng lên nhà thấp di chuyển khó khăn nhưng nhiều người dân vẫn phải cam chịu chứ không thể tu sửa. “Nhà tôi bây giờ mặt đường đã nằm cao bằng cả nửa căn nhà, sát ngay cửa sổ, nâng lên cũng không được, cái này chỉ còn các đập phá đi rồi nâng nền bằng đường sau đó lại xây dựng lại mới lại nhưng như thế thì tốn kém lắm hiện chúng tôi không kham nổi”.
Chủ một quán Café tại đây cho biết, sau khi đường nâng lên thì quán của chị nằm sâu dưới mặt đường khoảng gần 1m, khách hàng muốn vào uống nước cũng khó khăn di chuyển xe cộ, ngồi trong quán phải ngưởng lên mới thấy mặt đường. “Mặt đường cao hơn nền quán nên chỉ cần một người chạy xe qua là bụi bay mù mịt, tấp hết cả vào quán, khách vào uống nước cũng ngại vào”, chủ quán than thở.
Vì mặt đường cao hơn nhà nên nhiều hộ dân phải dùng gạch, đá dăm để vây thành bờ bao phía trước cửa nhà hạn chế đất đá tràn vào. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra lo lắng khi mùa mưa sắp tới, cuộc sống của họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi những căn nhà có nguy cơ bị biến thành “hầm” chứa nước mưa.
Tại TP.HCM, nhiều cung đường sau khi nâng lên cũng khiến nhà của người dân cũng rơi vào tình cảnh tương tự như đường Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức), Quốc Lộ 50 (huyện Bình Chánh), dọc theo đường kênh Tân Hóa…. Bà Hồng, chủ quán tạp hóa trên đường Phạm Văn Đồng cho biết, từ khi đường này được xây dựng xong nhà của bà nằm thấp hơn mặt đường khoảng 1m, bà phải xây một cái cầu thang nhỏ để đi từ dưới nhà lên. Việc nhà bị thấp nên khiến công việc buôn bán gặp khó khăn hơn. “Đường này được nâng lên những ai có tiền nâng nhà, mở quán xá thì khá lên thì làm ăn được, nhưng cũng có nhiều nhà không có tiền nên đành chịu cảnh nhà thấp hơn mặt đường vậy”, bà Hồng than thở.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, hiện cơ quan này đang đề xuất thành phố cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án làm đường được vay ưu đãi để nâng nền, sửa chữa nhà. Những hộ có tài sản thế chấp sẽ được xem xét cho vay tối đa 500 triệu đồng từ Quỹ Phát triển nhà ở. Những hộ không có tài sản thế chấp sẽ được xem xét cho vay tối đa 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng đề xuất xem xét chi phí hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng từ các dự án làm đường, nạo vét kênh, chống ngập… vào chi phí giải phóng mặt bằng của dự án để đảm bảo quyền lợi của người dân vùng dự án.
CafeLand ghi nhận hình ảnh “nhà biến thành hầm” tại TP.HCM:
Mặt đường nằm ngang với cửa sổ nhà dân tại hẻm 574, đường Kinh Dương Vương.
Nền nhiều ngôi nhà thấp hơn mặt đường cả mét.
Tình trạng này khiến cuộc sống của các hộ dân bị ảnh hưởng không nhỏ.
Công việc kinh doanh buôn bán gặp nhiều khó khăn.
Những con lươn nhỏ được đắp tạm bợ trước cửa nhà.
Khi mùa mưa đến nguy cơ nhà biến thành hầm chứa nước.
Lối vào của một ngôi chùa cũng bị tụt sâu khi đường được nâng cao.








-
Thông tin mới nhất về việc mở rộng tuyến đường “huyết mạch” kết nối TP.HCM tới sân bay Long Thành
Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ chấp thuận chủ trương bố trí 6.500 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước để đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
-
SDI Corp thanh toán gần 7.400 tỷ đồng trái phiếu
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) mới đây đã công bố tình hình thanh toán trái phiếu năm 2024, với tổng số tiền chi trả lên tới gần 7.400 tỷ đồng cho lô trái phiếu SDICB2124001....
-
Hãng thép tại TP.HCM lên tiếng về việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo
Công ty CP Đầu tư thương mại SMC cho biết sẽ tiếp tục tích cực thực hiện các giải pháp về kinh doanh, thu hồi nợ đọng và xem xét tái cấu trúc doanh nghiệp trong thời gian tới để đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2025....