Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM vừa cho biết, UBND TP.HCM vừa có công văn kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, lựa chọn để đề xuất đầu tư dự án metro số 3A (Bến Thành – Tân Kiên), trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
Theo đơn vị tư vấn của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), dự án metro số 3A có chiều dài toàn tuyến gần 20 km, đi qua 8 quận, huyện tại TP.HCM.
Đơn vị này cũng đề xuất phân kỳ đầu tư dự án thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 từ Bến Thành đến Bến xe Miền Tây, dài 9,9 km chủ yếu đi ngầm, dự kiến được đầu tư xây dựng từ năm 2025 đến năm 2031. Còn giai đoạn 2 sẽ từ Bến xe Miền Tây đến Depot Tân Kiên, dài 9.7km, đi trên cao, đầu tư từ năm 2028 đến 2034.
Dự án metro số 3A dự kiến có tổng mức đầu tư khoảng 313 tỉ Yên, tương đương gần 68.000 tỉ đồng.
Được biết, theo quy hoạch đường sắt đô thị ở TP.HCM gồm 8 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố với tổng chiều dài khoảng 220 km, tổng vốn đầu tư lên tới 25 tỉ USD.
Hiện nay, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang dần đi vào hoàn thiện và dự kiến sẽ vận hành vào năm 2021. Tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương đang triển khai giải phóng mặt bằng, dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào tháng 10/2020.








-
Đường Võ Văn Kiệt dự kiến nối dài thêm 14,6km, xây dựng 6 cầu vượt sông
Ngày 16/5, Sở Xây dựng TP.HCM đã có báo cáo chi tiết về kế hoạch triển khai dự án nối dài tuyến đường Võ Văn Kiệt thêm 14,6km, bắt đầu từ Quốc lộ 1 đến ranh giới tỉnh Long An. Đây là dự án hạ tầng quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược ph...
-
Sẽ áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp cho cao tốc TP.HCM – Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 4279/VPCP-CN gửi Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà liên quan đến đề xuất của VEC về việc triển kha...
-
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được: “Chiếc áo” cho doanh nghiệp nhà nước đã chật
Theo đồng chí Nguyễn Văn Được, “chiếc áo” của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện đã chật chội, nhiều tầng nấc, khó quản lý. Vì vậy, cần thay "áo mới” tái cơ cấu để mở không gian phát triển mới, chống lãng phí, trong đó nghiên cứu các mô hình hoạt động...