Để xây dựng hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển đến năm 2020, TPHCM cần khoảng 500.000 tỉ đồng (chưa bao gồm chương trình di dời nhà trên và ven kênh rạch). Tuy nhiên, ngân sách của thành phố chỉ lo được 34%...Do đó, theo một số chuyên gia kinh tế, TPHCM sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực hiện các dự án hạ tầng giao thông cấp bách và trọng điểm.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, TPHCM cần hơn 318.000 tỉ đồng để đầu tư 189 dự án hạ tầng giảm kẹt xe. Ảnh: MINH QUÂN
Hàng loạt lĩnh vực cần nguồn vốn lớn
Đề cập đến vấn đề giao thông của thành phố, GĐ Sở GTVT TPHCM Bùi Xuân Cường cho biết, mặc dù đầu tư hạ tầng giao thông luôn được coi trọng, nhưng do nguồn vốn ngân sách còn eo hẹp nên kết quả đầu tư chưa được hoàn tất theo quy hoạch. Đối với hệ thống giao thông tĩnh (bến bãi), hiện chỉ có 70,36ha (đạt 6,14% so với chỉ tiêu quy hoạch). Quỹ đất dành cho giao thông trên đất xây dựng chỉ đạt 8,5% (theo quy hoạch là 22,3%), trong khi số phương tiện mà thành phố đang quản lý vượt hơn 8 triệu phương tiện (chưa tính phương tiện vãng lai hàng ngày). Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố cần hơn 318.000 tỉ đồng để đầu tư 189 dự án bao gồm: dự án cầu đường bộ (kết nối liên vùng, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, tuyến vành đai và các trục đường lớn), bãi đậu ô tô và vận tải hành khách công cộng...
Về đầu tư nhà ở, ông Trần Trọng Tuấn - GĐ Sở Xây dựng TPHCM, cho biết, hiện thành phố có khoảng 935 chung cư cũ (với 1.249 lô), trong đó có 577 chung cư được xây dựng trước năm 1975, phần lớn bị xuống cấp. Đến năm 2020 thành phố phấn đấu cơ bản hoàn thành tháo dỡ và đầu tư xây dựng mới ít nhất 50% chung cư cũ hư hỏng nặng. Đối với chương trình chỉnh trang phát triển đô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch, hiện thành phố cần phải di dời khoảng 20.000 căn hộ, trong đó chiếm hơn 50% trên địa bàn quận 8. Đây là hai nhiệm vụ khó khăn, rất cần nguồn vốn từ DN.
Về lĩnh vực tài nguyên - môi trường, theo ông Nguyễn Toàn Thắng - GĐ Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố, giai đoạn 2006 - 2016, mỗi ngày thành phố xử lý 8.300 tấn rác/ngày, trong đó chiếm đến 76% là công nghệ chôn lấp. Dự báo đến năm 2020, thành phố sẽ phải xử lý 10.080 tấn/ngày rác thải sinh hoạt, bình quân mỗi năm tăng 5%. Trước tình hình đó, thành phố đang kêu gọi đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2020 bằng công nghệ đốt - phát điện (công suất 1.000 - 2.000 tấn/ngày), dự án xử lý chất thải công nghiệp nguy hại với công nghệ đốt plasma (công suất 200 - 500 tấn/ngày) và dự án xử lý chất thải y tế nguy hại bằng công nghệ đốt plasma (công suất 50 tấn/ngày).
Một lĩnh vực khác mà thành phố đang kêu gọi đầu tư là dự án chống ngập. Theo ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng - Phó GĐ Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TPHCM, từ năm 2016 - 2020 thành phố cần tới hơn 73.000 tỉ đồng để thực hiện chống ngập bằng giải pháp công trình (thực hiện Quy hoạch 752 và Quy hoạch 1547), chủ yếu từ vốn vay ODA để xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải, hệ thống điều khiển, radar, dự báo mưa, hệ thống quan trắc kênh rạch...
Đối với chương trình chỉnh trang phát triển đô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch, hiện thành phố cần phải di dời khoảng 20.000 căn hộ. Ảnh: MINH QUÂN
Doanh nghiệp chung sức cùng thành phố phát triển hạ tầng
Nhiều doanh nghiệp cho biết sẵn sàng chung sức cùng thành phố nhưng cũng chỉ ra những hạn chế trong quy hoạch đô thị, hạ tầng, giao thông của thành phố. Ông Bùi Dương Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Licogi 16 nêu vướng mắc, khi nhà đầu tư làm dự án BT muốn tìm một khu đất để hoàn vốn cho dự án thì không có thông tin về khu đất đó, muốn tìm hiểu pháp lý của khu đất nhưng không có ai trả lời. Ông cho rằng cần phải có sự kết nối nhanh với cơ quan chức năng để thông tin về khu đất khi nhà đầu tư cần là có thể tìm hiểu. Theo ông Hùng, việc giải phóng mặt bằng đối với các dự án hạ tầng cũng cần phải ấn định thời gian hoàn thành cụ thể, chứ không thể để như hiện nay việc giải phóng mặt bằng cứ kéo dài mãi.
Trong khi đó, ông Võ Văn Bé - Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thuận Việt quan tâm đến dự án trung tâm thương mại ngầm chạy dọc đường Lê Lợi và mong muốn được đầu tư dự án này với số vốn khoảng 6.000 tỉ đồng. Trong lĩnh vực đô thị, ông Võ Văn Bé tỏ ra sốt ruột khi đề án thay thế một chung cư cũ ở quận 10 hơn 7 năm nay vẫn chưa được thông qua. Ông Bé tự tin đề án của DN rất khả thi, sẽ xây chung cư mới với căn hộ 45m2 để thay thế căn hộ cũ 30m2. “Chúng tôi đề xuất phương án nhà nước không phải bỏ tiền, xây dựng trên quỹ nhà, lấy quỹ đất dôi dư hoàn vốn cho chủ đầu tư” - ông Bé cho biết. Còn liên quan đến việc xử lý rác thải, ông Ngô Xuân Tiệc - Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa cho biết, hiện doanh nghiệp của ông đang đầu tư chuyển đổi công nghệ đốt rác và mong muốn được UBND TPHCM hỗ trợ trong việc chuyển đổi này.
Chủ tịch UBND TPHCM ông Nguyễn Thành Phong cho biết, không gian ngầm là tài nguyên và mong muốn DN cùng với thành phố khai thác tài nguyên này trong điều kiện diện tích bề mặt thành phố không thể mở rộng trong khi tốc độ phát triển dân số liên tục tăng. Cùng với đó, thành phố chủ trương phát triển đa cực, nhiều vệ tinh chứ không thể chỉ xây các cao ốc “nén” dân số, như phát triển về khu Nam (Khu đô thị Cảng Hiệp Phước), phía Tây Bắc (Khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi), Đông Bắc (Khu đô thị Thanh Đa), phía Đông (Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu công nghệ cao và làng đại học).
Về quỹ đất để trả cho nhà đầu tư thực hiện các dự án BT, ông Phong cho biết, hiện tại đất ở khu trung tâm và Thủ Thiêm đã hết nên các nhà đầu tư muốn tìm hiểu thì chỉ còn ở các quận khác. Đối với thông tin về các khu đất mà nhà đầu tư muốn tìm hiểu, theo ông Nguyễn Thành Phong, sắp tới sẽ thành lập 2 tổ công tác về đầu tư và xây dựng để trả lời nhanh các vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm chứ không thể mất vài tháng lấy ý kiến của sở ngành rồi mới trả lời.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đề nghị chính quyền TPHCM rà soát lại quy hoạch chức năng phân vùng và quy hoạch sử dụng đất. Cần công khai quy hoạch lên mạng để mọi người biết. Ngoài ra, thành phố cần đẩy mạnh hợp tác công - tư; hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng, tổ chức tín dụng tạo nguồn vốn để phát triển. Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cũng lưu ý UBND TP cần đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư, xem lại chi phí cho doanh nghiệp thuê đất. “Thành phố phải thực hiện một cửa cấp phép đầu tư, một cửa cấp chứng nhận kinh doanh, sẵn sàng về quỹ đất cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ” - ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Minh Quân (Lao động)
VIP
Cho thuê nhà góc 2 mặt tiền Thảo Điền Quận 2 25x20 1 trệt 1 lầu
6,500- 500m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0969740***
VIP
BÁN GẤP DÃY TRỌ NGAY KCN TÂN QUY-CỦ CHI 6X40 MT NHỰA 12M GIÁ 890TR SHR
890 triệu- 240m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911079***
VIP
CHO THUÊ NHÀ MẶT PHỐ ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO SỐ 185 RỘNG RÃI, MỚI ĐẸP THUẬN TIỆN KIN
25 triệu - 120m2
Long Xuyên, An Giang
Hôm nay
0964970***
VIP
BÁN ĐẤT 2 MẶT TIỀN ĐƯỜNG CAO LỖ - CƠ HỘI AN CƯ LẬP NGHIỆP VÀ SINH LỜI CAO!
3 tỷ 500 triệu- 115m2
Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0903378***
VIP
Căn hộ dịch vụ đường chính 791 Trần xuân soạn phường tân hưng quận 7
80 tỷ - 402m2
Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0918912***
VIP
Nhà chính chủ sổ hồng riêng, 1 trệt 1 lầu, 2PN 2WC, hẻm 4m, tặng nội thất
3 tỷ 450 triệu- 40m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0939241***
VIP
Bán Nhà Hẻm Xe Hơi Tân Bình, gần Mũi Tàu Trường Chinh, 3 Tầng Mới, 58m2 chỉ 5.2t
5 tỷ 200 triệu- 58m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0707201***
VIP
Bán nhà hẻm Quận 10 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu hoàn công đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.