Sở TN-MT tổ chức họp gỡ vướng cấp sổ hồng cho người dân. Ảnh: Thanh Hiền
Theo Sở TN-MT, trong tổng số 304 thủ tục hành chính thuộc ngành, có 237 thủ tục thuộc cấp tỉnh (đề xuất giữ nguyên), 19 thủ tục thuộc cấp xã (cũng đề xuất giữ nguyên), và 48 thủ tục đang thuộc cấp huyện. Đối với 48 thủ tục này, Sở đề xuất: Chuyển 4 thủ tục về cấp tỉnh; Chuyển 38 thủ tục về cấp xã; Bãi bỏ 6 thủ tục do trùng lặp với thẩm quyền của cấp tỉnh.
Đáng chú ý, đối với lĩnh vực đất đai – lĩnh vực phát sinh nhiều vướng mắc nhất khi bỏ cấp huyện – Sở TN-MT kiến nghị chuyển thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (đối với cá nhân) từ cấp huyện xuống cấp xã.
Việc này nhằm đảm bảo giải quyết thủ tục nhanh chóng, thuận tiện cho người dân và phù hợp với thực tiễn công tác quản lý tại cơ sở. Đây cũng là một trong nhiều nội dung Sở đề xuất cần điều chỉnh trong Luật Đất đai năm 2024.
Sở TN-MT đề xuất 10 nhóm vấn đề trọng yếu cần rà soát, sửa đổi trong Luật Đất đai để phù hợp với tổ chức bộ máy chính quyền hai cấp:
1. Quy hoạch sử dụng đất: Loại bỏ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, chỉ lập quy hoạch cấp tỉnh, đảm bảo đồng bộ và thống nhất trong quản lý.
2. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất: Tùy từng loại đất và đối tượng, chuyển thẩm quyền lên cấp tỉnh hoặc xuống cấp xã. Với cá nhân, đề xuất giao cấp xã thực hiện.
3. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho cá nhân: Chuyển thẩm quyền từ cấp huyện về cấp xã.
4. Bảo đảm quyền lợi người bị thu hồi đất: Xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.
5. Quản lý đất công ích, đất chưa sử dụng: Giao về cấp tỉnh để đảm bảo hiệu quả khai thác và quản lý thống nhất.
6. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai: Tiếp tục phân cấp theo mô hình tổ chức mới sau sắp xếp.
7. Cơ chế tài chính về đất đai: Cần cải cách toàn diện, đảm bảo nguồn thu ổn định khi không còn cấp huyện.
8. Đăng ký đất đai và bản đồ địa chính: Rà soát, cập nhật theo địa giới mới; giao cấp tỉnh đảm nhiệm.
9. Cơ chế giám sát, kiểm tra lĩnh vực đất đai: Tập trung thẩm quyền về cấp tỉnh để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.
10. Quy định liên quan đến tài nguyên, môi trường và nông nghiệp: Cần sửa đổi để phù hợp với mô hình không còn cấp huyện.
Tổ chức lại hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai Hiện nay, hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai TPHCM gồm một văn phòng cấp thành phố và 22 chi nhánh tại các quận, huyện. Trong bối cảnh tổ chức lại đơn vị hành chính, Sở TN-MT đề xuất tổ chức lại thành 9–12 Văn phòng theo cụm địa bàn, bố trí theo vị trí địa lý và lưu lượng hồ sơ, thay vì gắn với ranh giới đơn vị hành chính cấp huyện như hiện tại. Theo đó:- Những nhiệm vụ có tần suất cao, gắn với người dân như: cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, gia hạn quyền sử dụng đất, xác định diện tích đất ở, thu hồi Giấy chứng nhận… sẽ giao cho cấp xã thực hiện. -Những nhiệm vụ chuyên môn sâu hoặc liên vùng như: xác lập bản đồ địa chính, quản lý dữ liệu đất đai, giám sát môi trường… sẽ do cấp tỉnh phụ trách. Sở TN-MT khẳng định, nếu được thiết kế lại hợp lý, mô hình mới vẫn đảm bảo tính liên thông, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện đầy đủ chức năng quản lý Nhà nước về đất đai trong điều kiện tổ chức chính quyền hai cấp. |
-
Xử nghiêm việc lợi dụng sắp xếp xã, phường để vi phạm pháp luật về đất đai
Hai cán bộ lãnh đạo bị đình chỉ công tác để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai và trật tự xây dựng tại địa phương.
-
Trước ngày 15/8/2025: Hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ, công chức cấp xã
Ngày 23/4/2025, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Hướng dẫn 31-HD/BTCTW về việc thành lập tổ chức đảng tương ứng các đơn vị hành chính ở địa phương và sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã.
-
Chuyển mục đích sử dụng đất để xây nhà ở thương mại cần điều kiện gì?
Xin hỏi, điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để xây nhà ở thương mại theo quy định hiện hành thế nào?








-
9 vị trí phát triển giao thông công cộng tại TP.HCM
Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chọn 9 vị trí phát triển giao thông công cộng (TOD), dọc tuyến Metro số 1, Metro số 2, đường Vành đai 3 để tiến hành lựa chọn nhà đầu tư và triển khai các dự án TOD vào...
-
Phát Đạt bị phạt vì sử dụng vốn huy động từ trái phiếu sai mục đích
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt đối với Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt với tổng số tiền 495 triệu đồng vì loạt vi phạm trong công bố thông tin và sử dụng vốn trái phiếu....
-
Novaland giảm lỗ trong quý đầu năm, tồn kho gần 150.000 tỷ đồng
Trong 3 tháng đầu năm nay, Novaland ghi nhận doanh thu hợp nhất tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn lỗ sau thuế hợp nhất 476 tỷ đồng.