Đà Nẵng: Chung cư tìm cách gỡ ách tắc
So với các dự án đất nền, chung cư ở Đà Nẵng không được cư dân địa phương mấy mặn mà. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường sụt giảm, áp lực tìm hướng tháo gỡ của mảng đầu tư này lại càng tăng lên.
Song, dù đã có nhiều cố gắng, các nhà đầu tư địa ốc khu vực Đà Nẵng vẫn khá bi quan khi nhìn vào chỉ số giao dịch không mấy xê dịch của mảng nhà ở bán ra. Đánh giá của các nhà tư vấn cũng ghi nhận, các hoạt động giao dịch này rất ì ạch, nhiều dự án gần như bê trễ trong sự mong đợi của khách hàng.
Có lẽ đến quý 3/2014, nhà ở thương mại tại đây mới hy vọng có chút biến đổi. Suy luận ấy của 1 chuyên gia địa ốc tại Đà Nẵng đang được xem là dự báo lạc quan cần ghi nhận của mảng thị trường này…
Bất động sản chạy đua lánh nạn 'tháng cô hồn'
Tháng cô hồn vẫn luôn là nỗi ám ảnh của không ít chủ đầu tư bất động sản. Nhiều doanh nghiệp bất động sản tránh mở bán dự án trong tháng này và đã tranh thủ bung hàng trước giờ “G”.
Cuối tuần qua, sàn bất động sản Hoàng Vương chính thức mở bán ra thị trường 500 căn hộ thuộc toà B4, B5 dự án Green Stars với giá bán hợp lý, chỉ từ 1,3 tỷ đồng/căn. Có tới 70% căn hộ có diện tích dưới 70m2, Green Stars được kỳ vọng sẽ tạo “cơn sốt” mới trên thị trường bất động sản vì nhu cầu đối với phân khúc nhà ở này rất lớn. Hiện dự án thi công tới tầng 3 và dự kiến bàn giao nhà vào cuối năm 2015.
Thông tin chung từ các nhân viên môi giới cho biết, phần lớn tâm lý người mua có phần dè dặt khi quyết định mua nhà trong tháng này, càng gần đến tháng 7 Âm lịch, lượng giao dịch thành công càng cao.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng:“Thị trường bất động sản đang bắt đầu chu kỳ mới”
Sáu tháng đầu năm 2014, thị trường bất động sản đã có nhiều chuyển biến tích cực với thanh khoản cải thiện rõ rệt, hàng tồn kho giảm mạnh, nhiều dự án bất động sản được tái khởi động, mở bán.
Có được những chuyển biến tích cực này, không thể không kể đến những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với thị trường bất động sản, trong đó nhiều chính sách đã được thực thi, đi vào thực tế từ năm 2013.
Đánh giá về những tác động của chính sách đối thị trường bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng: “Chính sách đã có tác động thay đổi thị trường, thay đổi cung cầu và khắc phục được những hạn chế của thị trường bất động sản, đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh hơn”
Xây nhà cũng được vay vốn từ gói 30.000 tỷ
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Xây dựng phối hợp với Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 02 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
Theo đó, Nghị quyết mới sẽ bổ sung đối tượng được vay vốn để xây dựng nhà ở từ gói tín dụng hỗ trợ nhà ở là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị đã có đất ở phù hợp với quy hoạch và đang gặp khó khăn về nhà ở nhưng chưa được nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức.
CBRE nhòm ngó mảng quản lý dự án bất động sản Đà Nẵng
Nhà tư vấn môi giớ bất động sản CBRE vừa công bố triển khai mô hình quản lý bất động sản trên địa bàn Đà Nẵng và miền Trung. Đây là một hướng đi mới nhằm nắm bắt cơ hội vận động thay đổi của các dự án ở đây. CafeLand đã có cuộc trao đổi cùng ông Richart Colville, chuyên viên cao cấp của CBRE.
Ông Richart Colville nói: Đơn giản như vấn đề nối kết quan hệ pháp lý, truyền thông giữa các chủ dự án với khách hàng và chính quyền. Lâu nay chúng ta đã nghe nói nhiều về các vụ việc tranh chấp bất đồng giữa chủ đầu tư dự án lớn ở Hà Nội, TP.HCM và các khách hàng sở hữu các căn hộ, tòa nhà… Nguyên nhân là các chủ đầu tư khi bán các dự án đã có cam kết dịch vụ và chính sách tốt, nhưng khi đi vào hoạt động lại không bảo đảm. Họ đã không tiên liệu được hết những sự cố sẽ xảy ra khi các dự án không được quản lý tốt 1 cách chuyên nghiệp. Các chủ đầu tư ở Đà Nẵng và miền Trung hiện đều đã biết những điều ấy, và họ đang cần nhận được sự cam kết quản lý tốt hơn từ các đơn vị tư vấn quản lý. Đó là cơ hội mà CBRE chúng tôi nghĩ đến.
Bộ trưởng TN&MT: Chủ đầu tư sẽ trắng tay nếu để dự án "treo” 24 tháng
Trả lời thắc mắc của các chủ dự án trong việc đăng ký thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất phải tạm dừng vì chờ hướng dẫn thực thi Luật Đất đai 2013, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết Bộ đã trình Chính phủ ban hành chỉ thị để việc triển khai Luật Đất đai 2013 theo đúng thời gian hiệu lực. Hiện Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành 5 Nghị định. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao soạn thảo 10 Thông tư, về cơ bản đã hoàn thành và ban hành.
Luật Đất đai 2013 đã có một chế tài mạnh đối với các nhà đầu tư trong quá trình xem xét thuê đất rất cụ thể. Luật cho phép nhà đầu tư chậm tiến độ so với quy định là 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp khoản tiền tương ứng sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời hạn đó.
“Nếu hết 24 tháng, nhà đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng, Nhà nước sẽ thu hồi đất, không bồi thường về đất cũng như giá trị đã đầu tư trên đất” – Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nói.
Quy hoạch Đà Lạt to hơn thủ đô!
Một Đà Lạt hiện hữu không bằng 1/8 so với quy hoạch nhưng lâu nay cũng đã bị chê là lộn xộn, bát nháo. Vì vậy không ít người lo khi Đà Lạt quy hoạch với diện tích lớn hơn cả thủ đô (đã mở rộng) thì sẽ quản lý như thế nào?
Kiến trúc sư (KTS) Trần Đức Lộc - trưởng phòng quy hoạch kiến trúc Sở Xây dựng Lâm Đồng - là người tiếp cận trực tiếp từ lúc khởi đầu của những đồ án quy hoạch Đà Lạt và vùng phụ cận lần đầu tiên từ năm 1994 đến nay. Ông Lộc cho biết: “Rất nhiều người hỏi tại sao mở rộng Đà Lạt lên hơn 8 lần như vậy? Thật ra thì 8 hay 10 lần là cách mà mọi người tính toán, còn đối với những người làm quy hoạch thì đây là một sự lựa chọn cao trình phù hợp cho một Đà Lạt trong tương lai. Đầu tiên, chúng tôi chọn độ cao 1.000m cho Đà Lạt tương lai, sau đó tiếp tục đi và vẫn tiếp tục còn khí hậu lạnh tương đồng và đi mãi, đi mãi, sự lựa chọn cuối cùng là ở độ cao 850m so với mặt nước biển. Chính độ cao ấy đã quyết định một quy hoạch Đà Lạt và vùng phụ cận được công bố như bây giờ. Nó không liên quan đến địa giới hành chính hay khoanh vùng về hạn chế diện tích của một Đà Lạt trong tương la