TS. Vũ Đình Ánh: “Nguồn vốn nước ngoài không nhỏ sẽ đổ vào thị trường nhà ở”
Một trong những vấn đề được quan tâm nhất của Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua là cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Xung quanh vấn đề này CafeLand đã phỏng vấn TS. Nguyễn Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế và Nguyên Phó Viện trưởng - Viện nghiên cứu thị trường giá cả.
Luật Nhà ở 2014 có một số sửa đổi theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người mua và sở hữu nhà ở cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà đầu tư. Điểm mới đáng chú ý là Luật Nhà ở cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Theo đó, nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi theo hướng tích cực.
Trước hết, một nguồn vốn nước ngoài không nhỏ sẽ đổ vào thị trường nhà ở, thông qua đó góp phần giải quyết một số tồn tại do thiếu vốn cho một số phân khúc nhà ở trên thị trường Việt Nam hiện nay, thay đổi cán cân cung cầu về nhà ở trên cơ sở tăng cung.
Thứ hai, tính chất cầu về nhà ở sẽ có chuyển biến tích cực cùng với đặc điểm cầu về nhà ở của người nước ngoài chủ yếu tiếp cận gần hơn tới các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
Đất phố cổ 162 triệu đồng/m2: Nhóm lợi ích quá lớn
Nghị định của Chính phủ có hiệu lực từ 29/12 quy định mức giá tối đa đối với đất tại các đô thị là 162 triệu đồng/m2. Đây cũng là mức giá tăng gấp đôi so với mức giá tối đa hiện hành (81 triệu đồng/m2, khu vực Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ).
Bảng giá đất do UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định mức giá đất ở khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ của quận Hoàn Kiếm có giá cao nhất 162 triệu đồng/m2, bằng khung giá tối đa của Chính phủ quy định.
Mức giá đất quy định thấp cho thấy nhóm lợi ích hiện nay quá lớn. Chính nhóm lợi ích đang cản lại quá trình cải cách hệ thống thuế, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên – Môi trường nhận định. “Theo tôi khung giá tối đa ít nhất phải là 600 – 700 triệu đồng/m2. Thế nhưng giờ chúng ta mới “bò” lên được tới 162 triệu đồng/m2 trong khi giá thực cao hơn thế rất nhiều”.
Săn cộng tác viên kinh doanh bất động sản
Tuyển cộng tác viên kinh doanh bất động sản, hoa hồng 50% trên doanh số bán hàng, thu nhập tối thiểu 10 triệu đồng/tháng,… đó là những lời mời chào tuyển cộng tác viên kinh doanh dễ dàng tìm thấy trên mạng. Hình thức này không mới, nhưng nó đang được áp dụng ngày một phổ biến.
Nhận bằng tốt nghiệp đã hơn nửa năm nhưng chưa có việc làm, tình cờ chị Nữ nhận được email mời cộng tác viên kinh doanh của một sàn giao dịch bất động sản tại quận 1 và bắt đầu với công việc ngay mà không cần thử việc. Dù khi thỏa thuận công việc đã lường trước được khó khăn nhưng theo chị Nữ, bắt tay vào làm mới thấy là rất khó.
Còn về phía nhà tuyển dụng, ông Hoàn cho biết, lúc trước Khải Hoàn Land có dùng hình thức cộng tác viên để bán hàng nhưng trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây doanh nghiệp đã không dùng hình thức này nữa vì rất khó khăn trong khâu quản lý.
Theo vị lãnh đạo doanh nghiệp này, vì cộng tác viên không trực tiếp công tác tại công ty mà chỉ đơn thuần là bán được hàng và được chia hoa hồng nên họ không có tình cảm với công ty và không thấu hiểu văn hóa doanh nghiệp nên đôi khi họ có thể đánh mất hình ảnh đẹp mà doanh nghiệp đã gây dựng được trong mắt khách hàng.
Hà Nội thông tin chính thức về nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa
UBND thành phố khẳng định việc thuê nhà và thanh toán tiền thuê nhà hàng tháng của gia đình ông Hoàng Văn Nghiên là hợp pháp.
Phát ngôn của UBND thành phố Hà Nội sáng 9/12 khẳng định: Nhà số 12, phố Nguyễn Chế Nghĩa thuộc quỹ nhà ở của Thành phố sử dụng để cho thuê ở, không phải là nhà công vụ. Năm 2006, Bộ Xây dựng đã có ý kiến và Bộ Tài chính đã kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc này.
Trước đây, gia đình ông Hoàng Văn Nghiên thuê căn hộ thuộc sở hữu Nhà nước tại khu tập thể Trường đại học Bách khoa Hà Nội, năm 2001 ông Hoàng Văn Nghiên đã bàn giao căn hộ trên cho Nhà nước, đồng thời ông Hoàng Văn Nghiên được thuê nhà 12 phố Nguyễn Chế Nghĩa sử dụng để ở.
Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi): Bảo lãnh để bảo vệ quyền lợi người mua nhà
Quy định này sẽ giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn cũng như bảo đảm quyền lợi cho người góp vốn mua nhà.
Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có một số nội dung mới siết chặt hoạt động đầu tư xây dựng trong lĩnh vực bất động sản, trong đó có quy định chủ đầu tư dự án phải được tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng bảo lãnh việc bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai.
Thị trường bất động sản đóng băng, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở hết vốn, chậm tiến độ, thậm chí “cao chạy xa bay” với hàng trăm tỷ đồng góp vốn của người dân. Điển hình là các vụ việc xảy ra ở Hà Nội gây bức xúc dư luận trong thời gian qua, như dự án Tricon Towers ở Bắc An Khánh, Hoài Đức; dự án B5 Cầu Diễn ở Từ Liêm; dự án Hesco ở Văn Quán, Hà Đông.
Chưa vội xây dựng sân bay Long Thành
Đó là quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc (ảnh), Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học EEI trong buổi lấy ý kiến các chuyên gia kinh tế, hàng không về dự án xây dựng sân bay (SB) Long Thành do Ủy ban Thường Vụ Quốc hội tổ chức tại TPHCM hôm nay 12-12. TS.Phúc sẽ phân tích rõ những nguyên nhân khiến ông đưa ra nhận định này.
Theo TS.Phúc, SB Tân Sơn Nhất (TSN) có thể nâng cấp lên tới 80 triệu hành khách (HK)/năm, với tổng đầu tư chỉ 3 tỷ USD. Trước mắt, việc nâng cấp TSN lên tối thiểu 56 triệu HK/năm mà không cần di dời dân hoàn toàn có thể thực hiện được. Đất dùng cho việc mở rộng là khu vực đất trống 36ha và nơi làm sân golf 159ha. Điều này dựa trên việc phân tích năng lực của một SB phụ thuộc ba yếu tố chính là đường băng, nhà ga, bãi đỗ.