Tính ổn định thể hiện ở giá cả, thanh khoản duy trì ở mức khá cả về số lượng và giá trị giao dịch; Cơ cấu hàng hóa bất động sản ngày càng đa dạng, phong phú cả về chủng loại và phân khúc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân và xã hội. Nhu cầu thực chất sử dụng bất động sản ngày càng tăng rõ rệt cho thấy dấu hiệu của thị trường phát triển.
Đặc biệt, tồn kho bất động sản giảm mạnh, cụ thể tính đến ngày 20-6-2018, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 24.072 tỉ đồng, giảm 81,27% so với thời gian đỉnh điểm quý 1-2013 và giảm 5,16% so với tại thời điểm tháng 12-2017.
Trước đó, năm 2017, tồn kho bất động sản của cả nước còn khoảng 25.700 tỉ đồng. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM tiếp tục là hai địa phương có giá trị tồn kho bất động sản lớn nhất, chiếm tới 40% tổng lượng tồn kho của cả nước.
Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại một số địa phương ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), căn hộ văn phòng tại Hà Nội, TP.HCM tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên trong những tháng đầu năm 2018, thị trường này có xu hướng chững lại do nguồn cung tăng cao, còn thiếu các quy định pháp lý liên quan đến loại hình bất động sản mới.
Riêng khu vực vùng ven TP.HCM, huyện Long Thành (Đồng Nai) và đặc biệt là các địa bàn dự kiến thành lập đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh); Phú Quốc Bắc Vân Phong tỉnh Khánh Hòa xuất hiện tình trạng sốt cục bộ đất nền, giá tăng cao bất bình thường.
Thị trường bất động sản cả nước về cơ bản có diễn biến ổn định.
Tuy nhiên, Bộ KHĐT đánh giá tình hình dần ổn định trở lại và bước đầu được kiểm soát sau khi các cơ quan Trung ương và các địa phương tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình, làm rõ nguyên nhân biến động và bước đầu thực thi một số biện pháp phù hợp.
Nguồn vốn chảy vào khu vực bất động sản tiếp tục xu hướng tăng. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, 8 tháng năm 2018, dòng vốn FDI vào bất động sản đạt 5,9 tỉ USD, chiếm chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Cũng theo Bộ KHĐT, trong giai đoạn 2016 – 2020, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 23,7 m2 sàn/người (tăng 1,7 m2 sàn/người so với năm 2015); đạt khoảng 50% kế hoạch 5 năm đề ra (đến năm 2020 đạt khoảng 25 m2 sàn/người).
Tổng diện tích nhà ở xã hội tại khu vực đô thị là 3,785 triệu m2, còn thấp hơn nhiều so với kế hoạch 5 năm đã đề ra là 12,5 triệu m2.
Bên cạnh những dấu hiệu tăng trưởng ổn định, Bộ KHĐT cũng lưu ý, hiện việc triển khai thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, vẫn thực hiện rất chậm mặc dù các cơ quan chức năng đã thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc.
Bên cạnh đó, vấn đề khiếu kiện về đất đai tuy có giảm dần theo từng năm, nhưng vẫn còn phức tạp ở nhiều địa phương, chủ yếu liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Đây là những vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới.
-
Thị trường bất động sản 2018 đang có những chuyển biến mạnh mẽ
Đó là khẳng định của TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Diễn đàn Bất động sản 2018 với chủ đề "Thị trường bất động sản 2018: Tác động từ chính sách", vừa diễn ra chiều ngày 17/5.