Phối cảnh mặt bằng, không gian phát triển của Khu kinh tế ven biển phía nam Hải Phòng.
Phó Thủ trướng Trần Hồng Hà mới đây đã dự hội nghị công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu kinh tế ven biển phía nam Hải Phòng.
Quy mô diện tích Khu kinh tế ven biển phía nam Hải Phòng là 20.000ha; trong đó, khoảng 2.909ha đất lấn biển, được định hướng là một khu kinh tế đa ngành, mang tầm quốc tế, với các trụ cột phát triển là công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ logistics hiện đại, đô thị thông minh, du lịch sinh thái và khu thương mại tự do thí điểm.
Đây không chỉ là động lực tăng trưởng kinh tế mới, mà còn là cơ sở để Hải Phòng khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế biển, trung tâm dịch vụ logistics quốc tế, một cực tăng trưởng quan trọng của vùng và của cả nước.
Việc thành lập Khu kinh tế sẽ tạo điều kiện để thành phố thí điểm các cơ chế chính sách mới, tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, thu hút các nguồn lực từ trong và ngoài nước để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra.
Đến năm 2030, Khu kinh tế ven biển phía nam Hải Phòng được định hướng thành động lực chủ đạo của nền kinh tế thành phố Hải Phòng, tương đương với 80% năng lực của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. Ngoài ra, Khu kinh tế ven biển phía nam Hải Phòng được kỳ vọng đóng góp ngân sách 550.000 tỷ đồng và tạo 301.000 việc làm lao động.
Những năm qua, Hải Phòng đã vươn lên mạnh mẽ với nhiều thành tựu ấn tượng. Quy mô nền kinh tế của Thành phố năm 2024 đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong 10 năm qua liên tục đạt ở mức hai con số (năm 2024 đạt 11,01%). Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2024 đạt gần 5 tỷ USD, đứng thứ 2 cả nước, nổi bật với các dự án xanh thân thiện với môi trường. Bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng, ngày càng hiện đại, mang dáng dấp của một đô thị tầm cỡ châu lục.
Phó Thủ tướng đề nghị Hải Phòng đưa ra các cơ chế, chính sách vượt trội, tháo gỡ quy trình thủ tục ôm đồm, xây dựng các bộ tiêu chí về phát triển thành phố bền vững, huy động các nhà đầu tư, xác định những điều người dân cần được thụ hưởng… Các tiêu chí phải khoa học, thực tiễn, kinh tế, hiệu quả, môi trường, tăng trưởng xanh để giúp thành phố lựa chọn nhà đầu tư tốt nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất, với tinh thần "tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm".
-
Các khu kinh tế ven biển miền Trung “xây tổ chờ đón đại bàng’’
Nhiều quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã định hướng phát triển các khu kinh tế vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ.
-
Hải Phòng sẽ phát triển Khu kinh tế ven biển phía Nam như thế nào?
Khu kinh tế sẽ có các dự án động lực như: Sân bay quốc tế Tiên Lãng, Cảm Nam Đồ Sơn, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị mới… đáp ứng yêu cầu phát triển xanh và bền vững.








-
Cơ sở dữ liệu đất đai thành phố Hải Phòng sau hợp nhất: Bảo đảm chính xác, đồng bộ và thông suốt
Việc hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương đặt ra yêu cầu cao đối với công tác cập nhật, đồng bộ dữ liệu đất đai. Đây là nền tảng quan trọng góp phần liên thông thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp....
-
Hải Phòng đăng cai ABAC 3: Chủ động hội nhập, đón làn sóng đầu tư mới
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ họp Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) lần thứ 3 và các hoạt động bên lề, diễn ra từ ngày 15 đến 18-7-2025 tại Hải Phòng cơ bản đã hoàn tất. Sự kiện không chỉ là dấu mốc quan trọng về đối ngoại, mà còn ...
-
Đầu tư khu công nghiệp 245ha tại Hải Phòng, quỹ đất của nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam đang biến đổi ra sao?
Khu công nghiệp Hoàng Diệu tại xã Gia Phúc, TP Hải Phòng có quy mô hơn 245ha, tổng vốn đầu tư khoảng 3.400 tỷ đồng, dự kiến triển khai trong vòng 30 tháng.