UBND tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư khai thác mỏ cát san lấp Hòa Hưng 4, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Theo đó, mỏ cát san lấp Hòa Hưng 4 (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) do Công ty Cổ phần Hoàng Hải làm chủ dự án, với tổng diện tích đất mặt nước khu vực khai thác hơn 23 ha. Trữ lượng khoáng sản được phép huy động đưa vào thiết kế khai thác hơn 1,85 triệu m3.
Thêm mỏ cát ở Tiền Giang được khai thác phục vụ các dự án trọng điểm
Trong đó, cát san lấp (trữ lượng địa chất cấp 122, tính đến cote -20m) là 835.298m3. Khoáng sản phụ đi kèm, đất bóc tầng phủ trong khai thác cát (trữ lượng địa chất cấp 122, tính đến cote 20 m) là khoảng 1 triệu m3, công suất khai thác là 400.000 m3/năm (nguyên khối). Thời gian thực hiện dự án tuổi thọ mỏ 4,7 năm; thời gian cải tạo, phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ 6 tháng.
Cụ thể, cát san lấp là 835.298 m3; khoáng sản phụ đi kèm (đất bóc tầng phủ trong khai thác cát) là hơn 1 triệu m3. Công suất khai thác 400.000 m3/năm. Thời gian thực hiện dự án là 4,7 năm. Thời gian cải tạo, phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ là 6 tháng.
Mỏ cát sử dụng công nghệ xáng cạp (tàu cần cẩu) kết hợp sà lan; trong đó, dùng xáng cạp múc vật liệu ở đáy sông đổ trực tiếp lên tàu cập mạng của khách hàng và chở cát đến các công trình.
Tổng số lượng phương tiện, thiết bị sử dụng khai thác là 5 xáng cạp loại dung tích gầu 2,5 m3 (trong đó có dự phòng 1 xáng cạp). Các phương tiện phải được lắp đặt thiết bị GPS.
Đây là mỏ cát thứ hai được UBND tỉnh Tiền Giang cấp phép khai thác cho Công ty Cổ phần Hoàng Hải. Trước đó, trong tháng 10 vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công ty Cổ phần Hoàng Hải và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ khởi công khai thác mỏ cát Hòa Hưng 5 tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang phục vụ dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.
Mỏ cát này có trữ lượng được phép khai thác là hơn 1,13 triệu m3 và khoáng sản phụ đi kèm (đất bóc tầng phủ trong khai thác cát) là hơn 525.000 m3.
Công suất được phép khai thác 400.000 m3/năm (nguyên khối). Thời hạn khai thác 4 năm 2 tháng kể từ ngày 25/9/2024.
UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, đây là mỏ cát trên sông đầu tiên được UBND tỉnh Tiền Giang cấp phép khai thác lại sau 12 năm tạm ngưng cấp phép khai thác cát sông.
Việc khởi công mỏ cát lần này nhằm phục vụ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ; góp phần cùng các địa phương trong vùng tháo gỡ khó khăn trước tình trạng thiếu cát trong xây dựng.
-
Nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam hiện ra sao?
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng nhu cầu cát khoảng 29 triệu m3. Hiện nay, các địa phương xác định nguồn cung 23 triệu m3.
-
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có quyết định quan trọng về nguồn vật liệu thi công cho các dự án trên địa bàn
Nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng, san lấp trên địa bàn, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản 2 khu vực mỏ trong năm 2025 với tổng trữ lượng hơn 7,3 triệu m3....
-
Kết luận của Phó Thủ tướng về vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản than
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu phương án đưa toàn bộ nội dung phân ngành than trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sang Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng cá...
-
Thị trường kim loại diễn biến ra sao trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh?
Theo MXV, giá quặng sắt giảm 0,2% xuống 101,09 USD/tấn bất chấp việc Trung Quốc phát tín hiệu kích thích tài khóa thông qua kế hoạch phát hành 3.000 tỷ nhân dân tệ trái phiếu kho bạc đặc biệt vào năm tới....