Mới đây, Bộ Công Thương Việt Nam đã chính thức công bố quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Mức thuế dao động từ 15,67% đến 37,13%, nhằm bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước trước tình trạng nhập khẩu gia tăng mạnh mẽ.
Theo quyết định, mức thuế cao nhất 37,13% được áp dụng cho thép mạ từ Trung Quốc, trong khi thép từ Hàn Quốc chịu mức thuế tối đa 15,67%.
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc
Các sản phẩm thuộc diện áp thuế bao gồm thép carbon cán phẳng, dạng cuộn hoặc không cuộn với hàm lượng carbon dưới 0,6% theo khối lượng, đã được phủ, tráng hoặc mạ kim loại chống ăn mòn như kẽm, nhôm hoặc hợp kim gốc sắt.
Tuy nhiên, một số loại thép đặc thù như thép mạ crom, thép không gỉ, hoặc thép mạ kẽm bằng phương pháp điện phân không nằm trong phạm vi áp thuế.
Được biết, đây là quyết định áp thuế chống bán phá giá thứ 2 với các mặt hàng thép, tính từ đầu năm nay. Trước đó, ngày 21/2, nhà điều hành cũng áp thuế này với thép cuộn cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc, dựa trên đơn khởi kiện của Hòa Phát và Formosa.
Quyết định áp thuế lần này được Bộ Công Thương đưa ra sau quá trình điều tra vụ việc theo yêu cầu của 5 công ty gồm Tập đoàn Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Phương Nam, Tôn Đông Á và China Steel & Nippon Steel Việt Nam.
Bộ Công Thương cho biết quá trình điều tra này được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương. Họ đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, đánh giá tác động từ hành vi bán phá giá của hàng nhập khẩu với sản xuất trong nước. Mức độ bán phá giá các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc cũng được xem xét kỹ lưỡng.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 12 tháng tính đến hết tháng 3/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 454.000 tấn thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, sau khi Bộ Công Thương ra quyết định khởi xướng vụ việc vào tháng 6/2024, lượng nhập thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn tăng đáng kể. Cụ thể, trong 9 tháng cuối 2024, lượng nhập hàng bị điều tra xấp xỉ 382.000 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ
Do vậy, Bộ Công Thương xem xét áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời. Việc này nhằm ngăn chặn lượng nhập khẩu thép mạ gia tăng nhanh có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước thời gian tới.
Theo quy định, nhà điều hành tiếp tục làm việc với các bên liên quan để thu thập, xác minh thông tin và đưa ra kết luận cuối cùng. Việc này sẽ dựa trên cơ sở đánh giá tác động toàn diện của vụ việc.
Trong quá khứ, thuế chống bán phá giá với thép mạ từng được áp dụng từ tháng 9/2016 tới tháng 5/2022.
Giới phân tích cho rằng Tập đoàn Hoa Sen sẽ là bên được hưởng lợi lớn nhất khi các sản phẩm tôn mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế chống bán phá giá.
Nhà sản xuất tôn mạ này hiện có thị phần số 1 trong mảng tôn mạ, chiếm khoảng 27,6%, theo số liệu cập nhật tháng 2 của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA). Tương tự, các nhà sản xuất thép mạ khác như Nam Kim và Tôn Đông Á cũng hưởng lợi khi áp lực cạnh tranh nội địa giảm bớt, giá bán được hỗ trợ.
-
Tin vui cho nhà đầu tư: Cổ phiếu thép bứt phá mạnh sau tin áp thuế thép Trung Quốc
Nhóm cổ phiếu thép đồng loạt tăng mạnh ngay đầu phiên 24/2 sau khi Bộ Công Thương quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời lên tới 27,83% đối với thép Trung Quốc.
-
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.
-
Cơ quan điều tra đã ban hành bản câu hỏi điều tra cho các nhà sản xuất trong nước và các nhà nhập khẩu, để thu thập các thông tin, số liệu phục vụ cho vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ Trung Quốc.








-
Doanh nghiệp nói gì về việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88% với tôn mạ Việt Nam?
Theo quyết định của Bộ Thương Mại Mỹ, thép mạ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
-
Hoa Sen, Hòa Phát, Nam Kim... và loạt doanh nghiệp thép mạ bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88%
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố quyết định sơ bộ về việc áp thuế chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu. Cụ thể, Tôn Hoa Sen sẽ bị áp thuế với mức 59%, trong khi Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Pomina chịu thuế 49,42% và Tôn Đông Á thấp nhất 39,84%....
-
Vì sao ngành thép không chịu tác động bởi thuế đối ứng 46% của Mỹ?
MBS đánh giá nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng. Trong khi đó, các ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản khu công nghiệp, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất...