Vòng luẩn quẩn
Một lãnh đạo NHNN chi nhánh TPHCM, cho biết tổng dư nợ của các NHTM
trên địa bàn đến cuối tháng 9 ước tăng 17,8% so với cùng kỳ, nhưng tỷ
trọng dư nợ phi sản xuất giảm xuống dưới mức yêu cầu của NHNN, trong đó
tín dụng BĐS vẫn tiếp tục “đóng băng” dù lãi suất cho vay giảm so với
trước đây.
Lý giải điều này, ông Phạm Linh, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phương
Đông (OCB) cho rằng tỷ trọng tín dụng BĐS của các NHTM không lệ thuộc
vào xu hướng giảm lãi suất cho vay mà liên quan đến hiệu quả dự án BĐS.
Thị trường BĐS đang
đóng băng, chôn vốn đang ảnh hưởng đến nền kinh tế, gây khó cho chính hệ
thống NHTM. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tháo gỡ khó khăn của thị
trường làm sao để giá BĐS tương ứng với sức mua của nền kinh tế và người
dân. Cần hướng thị trường BĐS phát triển theo phân khúc người tiêu dùng
chấp nhận được, đặc biệt phải thay đổi phương thức kinh doanh BĐS theo
hướng bán trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm hạn chế đầu cơ. NHNN cần
sớm phân loại tín dụng BĐS để khơi thông thị trường, đồng thời giúp hệ
thống NHTM giải quyết dứt điểm những khoản tín dụng BĐS có nguy cơ trở
thành nợ xấu. PGS.TS Trần Hoàng Ngân ,
Do vậy, các NHTM còn thừa “room” tín dụng phi sản xuất có tiếp tục
cho vay BĐS còn tùy thuộc vào đầu ra của sản phẩm. Nhưng với đầu ra của
thị trường BĐS hiện nay đang hẹp dần, khó NHTM nào dám mạnh dạn bơm vốn
tiếp.
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM
Ngoài ra, dù lãi suất giảm nhưng giới đầu cơ BĐS sẽ đắn đo mua vào vì
yếu tố lên giá của thị trường không có, trong khi người có nhu cầu mua
nhà để ở lại không thể chịu nổi lãi suất vay tiêu dùng hiện nay từ
20-22%/năm.
Nhiều NHTM cho biết thời điểm này chỉ cho vay lãi suất rẻ ở khu vực sản xuất, còn khu vực tín dụng BĐS vẫn chịu lãi suất cao. Với lãi suất trên 20%/năm, giá BĐS phải tăng ít nhất 30% giới kinh doanh BĐS mới mạnh dạn đầu tư. Vì vậy, thị trường BĐS vẫn chịu vòng luẩn quẩn không lối thoát nếu chỉ dựa vào vốn ngân hàng.
Theo các chuyên gia, sở dĩ NHTM chưa mặn mà với tín dụng BĐS vì nhiều
lý do. Thứ nhất, dù lãi suất huy động 14%/năm và nếu một bộ phận người
dân có xu hướng rút vốn tiết kiệm để đầu tư vào BĐS, vẫn chưa thể vực
dậy thị trường này.
Trong khi đó, các NHTM lại đang gặp khó về nguồn vốn huy động sụt
giảm, khiến tín dụng nói chung và tín dụng BĐS nói riêng khó tăng theo.
Trong bối cảnh này các NHTM chỉ có thể ưu tiên vốn cho lĩnh vực sản xuất
theo chủ trương khuyến khích của NHNN.
Thứ hai, tín dụng BĐS đến nay vẫn bị nhiều gọng kìm, gồm room tín
dụng BĐS đến cuối năm không quá 16%/năm của NHNN, room mới của hạn mức
tăng trưởng tín dụng cho hệ thống NHTM không quá 15-17% theo chỉ đạo của
Chính phủ.
Thứ ba, hiện đang có 5-7 NHTM nhỏ thường xuyên chịu áp lực về thanh
khoản vì dòng vốn huy động sụt giảm, lại là những NHTM đã đổ vốn nhiều
vào BĐS. Vì vậy, những NHTM này không đủ điều kiện để tăng trưởng tiếp
tín dụng BĐS. Trong khi đó, những ngân hàng lớn thừa vốn, thừa room lại
ngại đổ vốn vào BĐS vì nợ xấu ở lĩnh vực này có xu hướng gia tăng.
Gỡ khó bằng cách nào?
Việc đầu tư các dự án BĐS như xây dựng căn hộ, chung cư, biệt thự,
nhà phố… thường có giá trị rất lớn, thời gian hoàn vốn kéo dài ít nhất
từ 2-3 năm, thậm chí nếu phải đền bù đất nhiều công trình kéo dài đến 5
năm. Chính vì vậy, khi tín dụng BĐS “đóng băng” và các NHTM vẫn chưa mở
cửa ở lĩnh vực này, nhiều doanh nghiệp BĐS như “ngồi trên lửa” vì hàng
tồn kho, trong khi đó nợ ngân hàng phải trả với lãi suất cao ngất
ngưởng.
Đầu ra thị trường BĐS đang hẹp, khó NHTM nào dám mạnh dạn bơm vốn. Ảnh: LÃ ANH
Theo số liệu của NHNN, đến cuối tháng 8 dư nợ cho vay phi sản xuất
giảm xuống còn khoảng 358.000 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 14,3% tổng dư
nợ, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 16% NHNN quy định đến cuối năm 2011.
Trong đó, dư nợ BĐS vào khoảng 221.000 tỷ đồng và chủ yếu là dư nợ
của những năm 2008-2009. Nhiều ý kiến cho rằng thời điểm này nếu có tăng
dư nợ BĐS, không loại trừ chủ yếu là vay đảo nợ, vay vốn để trả lãi cho
những khoản tín dụng BĐS cũ.
Gần đây một số NHTM cho biết đã cùng làm việc với nhau để tìm hướng
giải quyết vấn đề tín dụng BĐS, không loại trừ khả năng dựa trên “room”
tín dụng còn lại của từng NHTM, các NHTM sẽ hợp vốn để tập trung dứt
điểm cho những dự án khả thi nhưng thiếu vốn.
Tuy nhiên, một lãnh đạo NHTM thừa nhận thực tế không phải khoản vay BĐS cũ nào các NHTM cũng có thể giải ngân tiếp. Thời điểm này buộc các NHTM phải cơ cấu lại khách hàng dựa trên hiệu quả của dự án. Bởi lẽ không loại trừ trường hợp các ngân hàng chấp nhận “nuôi nợ”, duy trì khoản vay cũ trong 1 thời hạn nhất định nhằm tránh nợ xấu gia tăng, vừa để các doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh cơ cấu tài chính, kể cả xử lý, chuyển đổi, sang nhượng dự án…