Theo số liệu thống kê từ Báo cáo ngành xi măng 2022, trong tháng 12/2022, toàn ngành xi măng đã sản xuất được 6,39 triệu tấn, tăng nhẹ so với tháng 11, tiêu thụ nội địa trong giai đoạn này tăng 3% so với tháng trước, đạt 5,41 triệu tấn, nhưng vẫn giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho rằng, sức tiêu thụ xi măng trong thời điểm cuối năm 2022 được cải thiện đáng kể do các công trình xây dựng đẩy mạnh việc hoàn thiện để nghiệm thu quyết toán cuối năm. Tuy nhiên, mức cải thiện không nhiều do dự án bất động sản vẫn đóng băng, khu vực dân cư kinh tế eo hẹp.
Tính chung cả năm 2022, tổng sản lượng tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa đạt 62,7 triệu tấn, xấp xỉ mức thực hiện của năm 2021.
Trong khi đó, xuất khẩu xi măng và clinker trong năm qua cũng ghi nhận sụt giảm mạnh so với thực hiện của năm 2021. Dù trong tháng 12, tình hình xuất khẩu xi măng và clinker tại các thị trường truyền thống như Đài Loan, Bangladesh, Malaysia… đã được cải thiện đáng kể nhưng chưa thể bù đắp được mức giảm của nhiều tháng trước đó.
Riêng tại thị trường Trung Quốc vẫn giảm mạnh do nước này vẫn duy trì chính sách Zero Covid và thị trường Philippines giảm do vấn đề áp thuế phòng vệ đối với một số doanh nghiệp nhập khẩu từ Việt Nam.
Cụ thể, lượng xi măng và clinker xuất khẩu trong tháng 12/2022 đạt 2,54 triệu tấn, trong đó xi măng tăng 2% so với tháng trước, đạt mức 1,14 triệu tấn.
Theo VNCA, tổng lượng xuất khẩu xi măng, clinker chỉ đạt 30,65 triệu tấn, giảm 33% so với cùng kỳ n ăm 2021. Trong đó, xuất khẩu xi măng đạt 15,68 triệu tấn, bằng 93% so với năm 2021, xuất khẩu clinker cả năm 2022 đạt 14,97 triệu tấn, chỉ bằng 80% so với năm trước.
Tổng trị giá ngoại tệ thu về từ xuất khẩu xi măng, clinker trong năm 2022 đạt 1,36 tỷ USD, giảm 398 triệu USD so với 2021.
Như vậy, tổng lượng xi măng, clinker tiêu thụ trong năm 2022 chỉ đạt 93,33 triệu tấn, thấp hơn nhiều mức 108 triệu tấn của năm ngoái.
Bước sang năm 2023, VNCA nhận định khó khăn sẽ tiếp tục bủa vây ngành xi măng, sản xuất và tiêu thụ chưa thể sáng hơn do chi phí đầu vào tiếp đà tăng (giá than, vỏ bao, tiền lương, và có thể là giá điện sẽ được điều chỉnh...). Trong khi đó, kênh tiêu thụ nội địa vẫn ảm đạm do xây dựng dân dụng phục hồi chậm; giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, thị trường bất động sản dự báo tiếp tục trầm lắng.
Tương tự, kênh xuất khẩu chưa thể bứt phá trở lại do các nước nhập khẩu xi măng, clinker tiếp tục thực hiện nhiều chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước, hàng rào kỹ thuật thương mại. Thêm vào đó, từ ngày 01/01/2023, Việt Nam áp thuế xuất khẩu clinker từ mức 5% lên mức 10% (theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ).
Ngoài ra, còn khó khăn từ nội tại ngành khi nguồn cung xi măng vượt cao so với nhu cầu khi trong năm 2023, toàn ngành tiếp tục có một số dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào hoạt động. Do đó VNCA dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước chỉ ở mức từ 64 - 65,5 triệu tấn, dẫn tới cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các đơn vị sản xuất xi măng.
-
11 doanh nghiệp xi măng Việt Nam bị áp thuế tại Philippines
Có 6 doanh nghiệp xuất khẩu xi măng của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm xi măng. Trong khi đó, 11 doanh nghiệp khác bị áp thuế chống bán phá giá với mức thuế từ 4 - 28% giá xuất khẩu đối với xi măng Portland và từ 3 - 55% đối với xi măng hỗn hợp.
-
Trung Quốc mở cửa kinh tế, ngành thép và xi măng có được hưởng lợi?
Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam. Việc nước này mở cửa trở lại sẽ có những tác động nhất định đến nền kinh tế nước ta. Thép và xi măng là hai trong số những ngành được hưởng lợi từ động thái này.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....
-
Nợ thuế tiền tỷ, nhà sản xuất xi măng 47 năm tuổi tại Tuyên Quang bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Công ty CP Xi măng Tuyên Quang vừa bị cơ quan thuế tỉnh Tuyên Quang ra quyết định cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn, do nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng.