Tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, báo chí đặt vấn đề: Thời gian gần đây đã xảy ra vụ việc nhân viên tại ngân hàng lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tiền từ việc gửi tiết kiệm của người gửi tiền. Phải chăng đã có một lỗ hổng trong quy trình nghiệp vụ của ngân hàng và cần có giải pháp nào để bảo vệ người gửi tiền?
Ông Tú nhìn nhận thời gian qua vẫn xảy ra tình trạng người dân bị mất tiền trong tài khoản khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, có những vi phạm có thể là do cá nhân, do tập thể hoặc do ngân hàng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú trả lời về vấn đề tại ngân hàng MSB. Ảnh: VGP
Nhưng Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng đây không phải lỗ hổng có tính chất hệ thống, chỉ diễn ra ở một số ngân hàng; một số tổ chức, đơn vị hoặc là các phòng giao dịch vi phạm do cách thức quản lý của những đơn vị đó hoặc là do các vi phạm, tiêu cực của cá nhân, cán bộ ngân hàng và cũng có thể là do sự chủ quan, thậm chí cũng có những trường hợp thông đồng cùng với cán bộ ngân hàng để vi phạm.
“Đấy là một số những vụ việc diễn ra trong thời gian vừa qua nhưng mỗi vụ việc xảy ra đều được Ngân hàng Nhà nước rút kinh nghiệm chung với các nhà băng và chỉ đạo khắc phục kịp thời”, ông nói.
Ở góc độ cơ chế, những quy định của Ngân hàng Nhà nước luôn rà soát một cách thường xuyên. Tất cả những quy định liên quan đến việc mở tài khoản thanh toán, vấn đề chuyển tiền cũng như vấn đề về tiền tiết kiệm của người dân, doanh nghiệp đã được hệ thống các văn bản quy phạm quy định đầy đủ.
Đề cập đến vụ việc 8 khách hàng tại MSB bị nhân viên nhà bằng lừa, mất 338 tỷ đồng trong tài khoản, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, vụ việc này không phải khách hàng phát hiện ra, qua kiểm soát hoạt động của mình thì chính Ngân hàng MSB đã phát hiện ra những cái rủi ro này và chủ động gửi hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra về vụ việc này từ tháng 10/2023.
Quá trình điều tra của Bộ Công an đang được triển khai khẩn trương, xác định trách nhiệm cũng như là những sai sót thuộc trách nhiệm của ai. Để xác định được đúng, sai và trách nhiệm ở đâu chúng ta phải chờ kết quả điều tra của cơ quan công an.
“Chúng tôi tin rằng vụ việc này cơ quan công an điều tra sẽ có những kết luận đầy đủ để xác định trách nhiệm. Tuy nhiên, một nguyên tắc là những quyền lợi chính đáng của khách hàng thì luôn được bảo vệ”, ông Tú nói.
Từ vụ việc này, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị, khách cần có cơ chế thông báo và kiểm soát số dư tiền gửi của mình trong tài khoản cũng như kiểm tra tài khoản của mình chứ không phải chỉ có đi gửi tiết kiệm rồi đến lúc rút tiết kiệm thì chúng ta mới quan tâm đến khoản tiền gửi đó.
Chính điều này cũng là một cách để cho tăng cường hơn nữa quyền lợi của chính khách hàng cũng như bảo vệ được thông tin bí mật trong quá trình sử dụng thẻ, mở tài khoản cũng như giao dịch, chuyển tiền, giao dịch thanh toán nhằm đảm bảo được bảo mật thông tin.
-
Rủi ro mất tiền khi lộ thông tin chứng minh nhân dân
Thông tin cá nhân bị lộ tạo cơ hội cho kẻ gian lừa đảo và chiếm đoạt tiền từ các tổ chức tài chính, theo chuyên gia.
-
Bức tranh Kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 qua những con số
Bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 với nhiều khởi sắc khi xuất khẩu tăng mạnh, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 23,31 tỷ USD; vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 19,58 tỷ USD, khách quốc tế tăng mạnh so với cùng kỳ,... theo số liệu...
-
Chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá dịp cuối năm
Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại để ổn định thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước, góp phần ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh...
-
Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,31 tỷ USD
Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,31 tỷ USD, theo số liệu ...