Tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm được cải tạo, khôi phục
Đó là một trong những nội dung được đề cập trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại buổi làm việc về tình hình thực hiện các công trình giao thông trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Lâm Đồng khẩn trương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và triển khai các bước tiếp theo theo đúng quy định đối với dự án khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm.
Trước đó, trong thông báo số số 06/TB-VPCP ngày 11/1/2023 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu phương án khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm theo phương thức PPP.
Tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm được người Pháp xây dựng từ năm 1908 và đến năm 1932 hoàn thành.
Tuyến có tổng chiều dài 84km, 12 ga và chạy qua 5 hầm xuyên núi. Trong đó có tổng cộng 16km đường sắt răng cưa leo núi ở 3 đoạn. Đây là một trong 2 dự án đường sắt răng cưa trên thế giới (cái còn lại ở Thụy Sĩ).
Trong những năm chiến tranh khốc liệt, tuyến đường sắt bị dừng khai thác do không đảm bảo an toàn.
Sau năm 1975, gần như toàn bộ đường ray, tà vẹt trên tuyến đường này được tháo gỡ. Hiện chỉ còn đoạn Trại Mát - Đà Lạt dài khoảng 7 km khai thác tàu du lịch.
Trong năm 2022, Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Khách sạn Bạch Đằng đã đề xuất được triển khai thực hiện dự án cải tạo, khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm.
Theo đề xuất của doanh nghiệp này, dự án sẽ có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 83,5 km. Các công trình thi công bao gồm 17 nhà ga và trạm khách, 64 cầu, 5 hầm chui và 16 km đường sắt răng cưa.
Dự kiến, chủ đầu tư sẽ thực hiện xong tiến độ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, chấp thuận chủ trương vào năm 2024; triển khai thi công, đưa vào vận hành, thương mại năm 2030.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 27.000 tỉ đồng được triển khai bằng phương thức đối tác công-tư (PPP).
-
Khôi phục đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt: Cần hơn 27.000 tỷ đồng
Dự án tổng mức đầu tư hơn 27.000 tỷ đồng; chiều dài khôi phục toàn tuyến khoảng 83,5 km. Trong đó, có 17 nhà ga và trạm khách, 64 cầu, 5 hầm chui và 16 km đường sắt răng cưa.








-
Lâm Đồng chấm dứt hiệu lực văn bản xử lý hiến đất làm đường
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Công văn số 4322/UBND-ĐC1 về việc chấm dứt hiệu lực toàn bộ Văn bản số 4791/UBND-ĐC ngày 30/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
-
Thị trường bất động sản tại tỉnh lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập có gì đặc biệt?
Theo Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án), ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận sẽ được hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng (mớ...
-
Lâm Đồng rà soát quy hoạch đô thị trước thời điểm sáp nhập tỉnh
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chỉ đạo về việc rà soát, tổng hợp quy hoạch đô thị và đánh giá chất lượng đô thị trong giai đoạn thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp....