Thuận Kiều đang được rào chắn thi công dự án mới.
Thương vụ thâu tóm Thuận Kiều Plaza từng là một trong những đề tài được bàn tán xôn xao của thị trường địa ốc TP.HCM vào năm 2015. Dự án có tổng vốn đầu tư trên 55 triệu USD này sau nhiều năm bị “lãng quên” đã được một công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mua lại.
Ngay sau khi về tay tập đoàn bí ẩn này số phận của Thuận Kiều Plaza tiếp tục được đồn đoán rằng sẽ được chuyển công năng thành bệnh viện, sẽ bị đập bỏ hoàn toàn để xây dựng một dự án khác…
Tuy nhiên, sau đó dự án này vẫn bất động. Thời gian gần đây, toàn bộ khuôn viên của Thuận Kiều Plaza đã được rào chắn lại. Nhiều công nhân cũng đang có mặt để thi công rào chắn, bảng quảng cáo. Theo một nhân viên đang thi công tại đây thì sắp tới Thuận Kiều Plaza sẽ được “hóa kiếp” thành dự án mới mang tên The Garden Mall.
Được xây dựng vào năm 1994, Thuận Kiều Plaza do Công ty TNHH MTV Xây dựng thương mại Sài Gòn 5 (trực thuộc Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV) và Kings Harmony Int MTV của HongKong liên doanh đầu tư. Dự án, được xây dựng trên khu đất gần 10.000m2, với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 55 triệu USD. Năm 1998, dự án hoàn thành gồm 3 tháp, mỗi tháp có 33 tầng, trong đó có khu trung tâm thương mại, 648 căn hộ và các công trình tiện ích khác như khu giải trí, nhà xe, hồ bơi …
Mặc dù nằm ở vị trí khá đắc địa, thuận lợi giao thông nhưng sau khi đưa vào sử dụng, Thuận Kiều Plaza rơi vào tình trạng vắng vẻ, phần lớn căn hộ bị bỏ trống. Nguyên nhân, được đưa ra là dự án này bị dính nhiều lời đồn đoán gắn liền với những câu chyện ma mị, bùa chú.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Thuận Kiều Plaza “chết” là do lỗi phong thủy khi xây dựng. Có ý kiến cho rằng, nếu nhìn từ xa thì Thuận Kiều Plaza không khác gì bát hương với 3 cây nhang cắm thẳng lên trời, một điều đại kỵ với văn hóa của người phương đông. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác như thiết kế bên trong căn hộ không phù hợp, trần nhà quá thấp…
Năm 2015, Thuận Kiều Plaza được mua lại bởi Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của đại gia kín tiếng Trương Mỹ Lan. Được ra đời vào năm 1992, Vạn Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lan thành lập với tên gọi Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn, sau đó mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Năm 2007, Vạn Thịnh Phát đã tham gia thành lập Công ty CP Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty CP Đầu tư An Đông, đồng thời hợp tác với Công ty CP Đầu tư Times Square Việt Nam và Công ty CP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula để hình thành nên nhóm các công ty liên kết chuyên đầu tư bất động sản.
Hiện nay, doanh nghiệp này đang hoạt động chính trong việc đầu tư, xây dựng và kinh doanh khu dân cư, khu du lịch, kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, nhà ở,… Vạn Thịnh Phát đang sở hữu nhiều khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ. Trong đó có Khách sạn thương mại An Đông - Windsor Plaza Hotel và Cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence.
CafeLand ghi nhận hình ảnh tại Thuận Kiều Plaza ngày 9/11:
Tọa lạc trên vị trí đắc địa của quận 5 nhưng số phận của Thuận Kiều Plaza hẩm hiu từ khi đưa vào sử dụng.
Dự án nhiều năm liền trầm lắng, hầu hết các căn hộ không có người ở và gắn với nhiều tin đồn ma quái.
Với hình dạng 3 ngọn tháp dựng lên trời được cho là điểm gở trong phong thủy.
Nhiều ý kiến khác cho rằng chính lối thiết kế căn hộ nhỏ, thấp trần không phù hợp với người Việt.
Năm 2015 dự án được tập đoàn Vạn Thịnh Phát mua lại.
Toàn bộ dự án hiện đã dược dựng rào chắn xum quanh.
Nhiều công nhân đang thực hiện công việc.
Sắp tới dự án có thể sẽ trở thàn một trung tâm thương mại mới.
Nhiều người kỳ vọng sẽ có một cuộc "hóa kiếp" thành công cho dự án đình đám này.
-
Mức thu lệ phí cấp sổ đỏ hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh
Hiện nay, mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thực tế thường gọi là sổ đỏ/sổ hồng) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được thực hiện theo Phụ lục 1C ban hành kèm theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND. Cụ ...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....
-
Đề xuất giảm vốn đầu tư, gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được đề xuất giảm tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, đồng thời gia hạn thời gian hoàn thành đến hết tháng 9/2026.