Theo Thủ tướng, năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, chúng ta vừa phản ứng linh hoạt, hiệu quả trước những biến động bên ngoài; vừa phải khắc phục những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều nhiệm kỳ và phải dành nhiều thời gian, nguồn lực giải quyết những vấn đề đột xuất, phát sinh, nhất là chính sách tiền tệ, tài khóa, ứng phó, khắc phục thiên tai gây hậu quả nặng nề, kéo dài tại nhiều địa phương.
Tình hình kinh tế xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước; nhìn chung tình hình kinh tế xã hội 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày những nội dung chủ yếu về tình hình KTXH năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KTXH năm 2025. Ảnh: VGP
Dự kiến 15/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, nhất là mục tiêu tăng trưởng. Tăng trưởng cả năm ước đạt trên 7% (thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới). Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao; riêng lương thực, tính chung 11 tháng, xuất khẩu gạo đạt trên 8,5 triệu tấn, kim ngạch trên 5,3 tỷ USD, tăng lần lượt 10,6% và 22,4% so với cùng kỳ. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 đạt 507 tỷ USD. Đến cuối tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt khoảng 715 tỷ USD.
Dự án 500kV mạch 3 Quảng Bình - Hưng Yên được hoàn thành sau hơn 6 tháng thi công thần tốc; nhiều dự án, công trình năng lượng trọng điểm được triển khai; hoàn thành một số đoạn đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài lên 2.021 km. Hạ tầng số, hạ tầng năng lượng được tháo gỡ về thể chế và đầu tư.
Theo người đứng đầu Chính phủ, bên cạnh nhiều kết quả đạt được, việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế.
Đầu tư nguồn lực tài chính, con người cho công tác xây dựng pháp luật chưa tương xứng; lãng phí niềm tin, thời gian, cơ hội, nguồn lực từ đất đai, đầu tư công, đầu tư tư nhân, tài nguyên, khoáng sản, lao động còn nhiều. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của nhiều cơ quan, địa phương còn chậm; phân cấp, phân quyền còn nhiều vướng mắc và chưa triệt để, vẫn tập trung nhiều công việc cụ thể ở Trung ương.
Vì vậy, Chính phủ hướng đến xây dựng cơ chế thông thoáng để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài.
Ngoài ra, Chính phủ sẽ quyết liệt cải cách hành chính; xóa bỏ cơ chế "xin - cho", đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Theo Thủ tướng, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm thành lập Nước và là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tình hình thế giới, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Trong nước khó khăn, thách thức và thời cơ, thuận lợi đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
Thủ tướng nhấn mạnh, bối cảnh đó đòi hỏi tất cả các cấp, các ngành, các địa phương phải có tư duy đổi mới, đột phá với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần "dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung"; "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả"; "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi".
Thủ tướng cho biết xác định năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức; lấy ổn định làm tiền đề thúc đẩy phát triển và phát triển để làm cơ sở cho ổn định; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong đó tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7%, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế thực hiện kế hoạch năm 2026 và cả giai đoạn 2021-2030, hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc, cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, các công trình lớn, xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước…
-
Quốc hội giao Chính phủ mục tiêu GDP 2025 tăng 6,5-7%
Chiều 12/11, với gần 89% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội.
-
Tập đoàn logistics và vận tải biển hàng đầu thế giới muốn đầu tư cảng biển thông minh tại Việt Nam
Tập đoàn Maersk, một trong những nhà cung cấp dịch vụ logistics và vận tải biển hàng đầu thế giới, đã bày tỏ mong muốn đầu tư vào các dự án xây dựng cảng biển container nước sâu hiện đại tại Việt Nam. Đây là thông tin được đưa ra trong chuyến thăm tr...
-
Tháng cuối năm 2024: Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 124/CĐ-TTg ngày 30/11/2024 về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024....
-
Phần Lan sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu giảm phát thải khí về 0 vào năm 2050
Ngày 28/11, trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Phần Lan, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có buổi hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Phần Lan Rikka Purra. Cuộc gặp gỡ này đã mở ra những triển vọng mới trong việc thúc đẩy hợp tác kinh t...