Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong tháng 1 vừa qua, thế giới tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bất định. Tình hình về tổng thể là hòa bình, nhưng cục bộ vẫn có chiến tranh - tổng thể là hòa hoãn, nhưng cục bộ vẫn căng thẳng - tổng thể là ổn định, nhưng cục bộ vẫn có xung đột.
Trong báo cáo cập nhật tháng 1/2024, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 từ mức 2,9% lên mức 3,1%, trong khi Liên Hợp Quốc dự báo chỉ tăng 2,4%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP
Trong nước, ngoài những yếu tố thuận lợi, như nền tảng kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các chỉ số tương đối tốt, nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tháng 1 vừa qua cũng diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, trong đó Quốc hội đã xem xét, biểu quyết thông qua 2 luật, 2 nghị quyết.
Theo Thủ tướng, tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, đạt những kết quả quan trọng, đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực. Trong đó nổi bật là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Tăng trưởng được thúc đẩy. Các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều có tín hiệu tích cực ngay từ đầu năm.
Nhiệm vụ đặt ra cho tháng 2 và thời gian tới là rất nặng nề. Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành phát huy tinh thần vào cuộc ngay từ ngày đầu, tháng đầu, hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ, giải pháp trong quý 1 để năm 2024 hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra với kết quả phải tốt hơn năm 2023.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích kỹ lưỡng, đánh giá đúng tình hình, rút ra các bài học kinh nghiệm, có phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, tập trung thảo luận các nhiệm vụ, giải pháp để làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo.
Đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế nhiều hơn nữa; đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng; thúc đẩy mạnh mẽ hơn phong trào đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; khai thác, phát huy tối đa nguồn lực tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước...
Cùng với đó là các giải pháp về xã hội, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thúc đẩy đối ngoại, phát triển văn hóa, nhất là công nghiệp văn hóa…
-
Kinh tế Việt Nam tháng 1 năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực
Bức tranh kinh tế Việt Nam tháng đầu tiên năm 2024 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với cán cân thương mại duy trì xuất siêu; thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng hơn 40%; đón hơn 1,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 74% so với cùng kỳ;... theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
-
Dự kiến lập Trung tâm Tài chính quốc tế ở TP.HCM, Trung tâm Tài chính khu vực ở Đà Nẵng
Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc....
-
Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 62 tỷ USD
Năm 2024 là một năm phát triển ấn tượng của ngành nông nghiệp Việt Nam cả về sản xuất và xuất khẩu với giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD tăng trên 18% so năm 2023, theo thông tin từ...
-
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam
Chiều tối 16/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi tiếp Thống đốc tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản, ông Muraoka Tsugumasa, nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diệ...