Doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch đang cực kỳ khó khăn.
Trước đó, báo chí phản ánh thông tin Covid-19 bùng phát trở lại khiến du khách hủy tour, hoạt động, sự kiện, hạn chế nguồn thu để doanh nghiệp tồn tại.
Nhiều doanh nghiệp du lịch đến ngưỡng không thể chống chọi và điều mà doanh nghiệp cần nhất là hỗ trợ từ Chính phủ, trong đó một số chính sách có thể thực hiện ngay như giãn thuế, cho vay ưu đãi, cho vay tín chấp, trả tiền điện theo giá sản xuất thay vì dịch vụ.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, có giải pháp hỗ trợ phù hợp.
Tại buổi họp trực tuyến được Tổng cục Du lịch kết nối với những địa phương trọng điểm du lịch diễn ra vào ngày 7/8 vừa qua, đại diện các cơ quan quản lý du lịch, doanh nhân đã đưa ra những con số cho thấy doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch đang cực kỳ khó khăn.
Cụ thể, ở Hà Nội, lượng khách du lịch hiện đã giảm từ 75-80% so với trước khi bùng phát dịch, 28.000 người lao động trong ngành du lịch đã phải tạm dừng làm việc. Còn ở Quảng Ninh hồi đầu tháng 7 có ngày đón đến 100.000 lượt khách nhưng từ ngày 26/7 đến ngày 6/8 chỉ còn đúng 1.000 người.
Ông Võ Anh Tài, Phó tổng giám đốc Saigontourist Group cho biết các doanh nghiệp du lịch lữ hành hiện nay đã cạn kiệt về tài chính, mà tài chính là nguồn máu nuôi sống doanh nghiệp. Vì vậy phải khơi thông nguồn tài chính cho doanh nghiệp. Cụ thể, thực hiện những giải pháp đã đề ra để giúp doanh nghiệp vượt qua Covid-19. Trong đó, chú trọng đến giải pháp về tài chính và thuế.
-
Kích cầu du lịch “cứu” khách sạn ở Hạ Long
CafeLand - Sau giãn cách xã hội, Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh mở cửa đón khách từ đầu tháng 5 và lượng khách tăng khá nhanh khi tỉnh Quảng Ninh có phương án kích cầu du lịch kịp thời, giúp đơn vị lưu trú hoạt động ổn định trở lại.