Tại nhiều địa phương, thủ tục cấp phép đầu tư vẫn còn nhiêu khê, chậm trễ. Ảnh minh họa
Biến thành “người chuyển công văn”!
Tuy nhiên,
trường hợp xin cấp phép của nhà đầu tư nọ vẫn được sở KH&ĐT đưa đi
hỏi ý kiến. Điều đáng nói ở đây là sở không hỏi Bộ Công Thương mà lại
làm công văn hỏi một loạt các cơ quan khác như Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT.
Thế nhưng, có lẽ do thấy việc hỏi không phù hợp hoặc vì những lý do khác
nên các cơ quan được hỏi đều không có phản hồi dù đã quá thời hạn luật
định.
Theo nhận xét của các luật sư và nhiều doanh nghiệp, cách thức giải quyết thủ tục đầu tư dường như không thống nhất trên cả nước. Ví dụ như ở ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Đồng Nai… việc đăng ký thực hiện quyền xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc trong nhiều trường hợp khác của nhà đầu tư được giải quyết nhanh chóng. Ngược lại, một số địa phương khác lại bị phàn nàn là giải quyết chậm, trong đó nguyên nhân một phần do thủ tục “hỏi ý kiến”. Một doanh nghiệp cho biết như ở Quảng Trị có trường hợp cơ quan quản lý về đầu tư còn yêu cầu nhà đầu tư phải tự đi hỏi các cơ quan của ngành thuế về một vấn đề liên quan đến thuế thì thủ tục mới được giải quyết.
Tù mù
Luật Đầu
tư không có bất kỳ điều khoản nào quy định về việc phải “hỏi ý kiến các
cơ quan liên quan”. Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ lại có điều
khoản quy định trong trường hợp thuộc diện phải thẩm tra dự án đầu tư
thì “cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ
lấy ý kiến thẩm tra của sở, ngành liên quan; trường hợp cần thiết thì
gửi hồ sơ lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.
Nhiều người cho
rằng đây là một quy định mơ hồ vì không rõ thế nào là trường hợp cần
thiết; nội dung cần lấy ý kiến là gì và các bộ, ngành liên quan ở đây cụ
thể bao gồm những cơ quan nào... Chính quy định không rõ ràng cộng với
sự không rạch ròi về trách nhiệm công vụ đã dẫn đến sự lạm dụng và hình
thành thói quen “cái gì cũng hỏi” của một số cơ quan quản lý về đầu tư.
Nhưng
không chỉ việc hỏi mà ngay cả việc trả lời cũng là vấn đề đáng bàn. Có
không ít trường hợp công văn hướng dẫn trả lời của các bộ, ngành cũng
rất chủ quan. Ví dụ, trả lời sở KH&ĐT về một trường hợp xin thành
lập công ty dịch vụ xây lắp công nghiệp, Bộ Xây dựng cho rằng đây là một
loại hình dịch vụ nghề nghiệp, không phải là loại hình đưa vốn vào Việt
Nam để tạo ra tài sản. Vì vậy, không nên khuyến khích thành lập doanh
nghiệp này để hoạt động tại Việt Nam. Ý kiến trên của Bộ Xây dựng là rất
chủ quan, vừa không có cơ sở pháp lý, vừa hiểu sai vấn đề về vốn, tài
sản.
Sau thời kỳ Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005, Chính phủ đã từng có những nỗ lực để minh bạch hóa thị trường, trong đó đặc biệt là minh bạch hóa về điều kiện đầu tư, kinh doanh. Khi các điều kiện gia nhập thị trường được quy định rõ ràng thì cơ quan cấp phép chỉ cần dựa vào đó để thực thi, không cần phải hỏi ai, xin ai và trường hợp nào cũng được giải quyết như nhau. Thủ tục “hỏi ý kiến” cho từng trường hợp xin cấp phép và việc lạm dụng thủ tục này thực chất đang cản trở nỗ lực minh bạch hóa thị trường, đồng thời tạo cơ hội cho tiêu cực, tham nhũng sinh sôi, nảy nở.