Ảnh minh hoạ.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang phối hợp với các địa phương, các tổ chức liên quan tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, trong đó có việc nghiên cứu đề xuất xây dựng Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để trình cấp có thẩm quyền xem xét trong thời gian tới.
Theo ông Phương, chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030 đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể như tăng 50% số lượng Tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 Tập đoàn lớn nhất thế giới; nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong một số khu vực (như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Hoa Kỳ…) trong tổng vốn đầu tư nước ngoài cả nước lên hơn 70% trong giai đoạn 2021 - 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 – 2030.
Đặc biệt, đến năm 2030 nằm trong nhóm 3 quốc gia dẫn đầu ASEAN và nhóm 60 quốc gia đứng đầu thế giới theo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.
“Để đạt được những mục tiêu nêu trên, việc đẩy mạnh sự phát triển của các khu công nghiệp là hết sức cần thiết” ông nói.
Theo tổng cục thống kê, lũy kế nửa đầu năm 2023, tổng số vốn FDI đăng ký đạt 13.4 tỷ USD (giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước) chủ yếu do vốn FDI đăng ký tăng thêm giảm 57,1% so với cùng kỳ năm tước, trong khi vốn FDI đăng ký cấp mới tăng mạnh 31,3% so với cùng kỳ năm trước. So với số liệu trong nửa đầu năm 2023 (vốn FDI đăng ký tăng thêm giảm 70,3% so với cùng kỳ, vốn FDI đăng ký cấp mới giảm 5,9% so với cùng kỳ) thì dòng vốn FDI đã cho thấy sự hồi phục đáng kể.
Trong nửa sau năm 2023, một công ty chứng khoán dự báo nguồn vốn FDI đầu tư cấp mới sẽ tiếp tục đà tăng trưởng nhờ khả năng thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi.
Các khu công nghiệp tại Việt Nam được đánh giá vẫn sẽ là một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài nhờ: (1) Xu hướng dịch chuyển sản xuất ra ngoài Trung Quốc vẫn đang tiếp tục diễn ra. Với vị trí địa lý thuận lợi, và sự tương đồng về văn hóa, chính trị, Việt Nam sẽ trở thành sự lựa chọn của những doanh nghiệp toàn cầu với quy mô lớn. Các khu công nghiệp phía Bắc, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ sự dịch chuyển nhà máy của các nhà sản xuất công nghệ cao. Trong đó, Tổng công ty Đô thị Kinh Bắc (KBC) với cụm KCN Tràng Duệ 1-3, KCN Tràng Cát, … với tổng diện tích khoảng 5.175 ha, đã thu hút nhiều khách thuê lớn như LG, Foxconn,và Goertek; đồng thời sở hữu quỹ đất 1.059 ha nhà ở có định giá hấp dẫn.
Việt Nam cũng được đánh giá là có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực ASEAN. Cụ thể, về giá cho thuê đất khu công nghiệp, Việt Nam thấp hơn 30-36% so với Indonesia, Malaysia và Thái Lan; ngang bằng với Philippine. Về tỷ giá hối đoái, biến động USD/VND là khá ổn định khi so sánh với các quốc gia khác, điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp đầu tư giảm thiểu thiệt hại hơn
Các dự án xây dựng hạ tầng giao thông được đẩy mạnh triển khai từ năm 2023 sẽ giải quyết nút thắt cổ chai “logistic” hỗ trợ trực tiếp cho ngành bất động sản khu công nghiệp. Chi phí logistics tại Việt Nam chiếm khoảng 16.8% giá trị hàng hóa trong khi mức chi phí này trên thế giới chỉ khoảng 10,6%. Hiện Chính phủ đang nỗ lực trong việc cải thiện hạ tầng giao thông với hàng loạt dự án đầu tư công giúp kết nối giao thông liên tỉnh và chuyển dịch sản xuất ra các tỉnh ngoài trung tâm như Cao tốc Bắc – Nam, đường vành đai 4 - Hà Nội, đường vành đai 3 - TP.HCM, và các dự án cảng biển, sân bay đang được nằm trong quy hoạch và triển khai.
Đến nay, trên cả nước đã hình thành hệ thống hơn 400 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 128.000 ha, tổng diện tích đất công nghiệp đạt trên 86.000 ha.
-
Thêm một khu công nghiệp hàng trăm hecta tại Bắc Giang được phê duyệt
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú (Phần diện tích KCN Hòa Phú hiện trạng và phần mở rộng giai đoạn 1).