Tạo mọi điều kiện để phát triển Phú Quốc
Ngày 15/12/2012, sau 4 năm xây dựng, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã chính thức tổ chức lễ khai trương Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc tại xã Dương Tơ. Đây là sân bay quốc tế đầu tiên được xây mới kể từ ngày giải phóng đất nước, các sân bay quốc tế khác đều do cải tạo và nâng cấp.
Ngay sau khi Sân bay Quốc tế Phú Quốc vừa đi vào hoạt động, đường bay thẳng Hà Nội - Phú Quốc cũng được khai thác ngay để phục vụ nhu cầu đến Phú Quốc của nhiều du khách từ các tỉnh phía Bắc. Đây là đường bay nội địa dài nhất Việt Nam với thời gian bay dự kiến khoảng 2 giờ 25 phút.
Tại lễ khai trương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết: "Chính phủ sẽ hết sức ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển Phú Quốc. Sân bay Phú Quốc là động lực rất quan trọng thúc đẩy tiến trình hình thành đặc khu kinh tế Phú Quốc phát triển nhanh, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và cả vùng”.
Sân bay quốc tế Phú Quốc được khánh thành ngày 15/12/2012
Thời cơ cho du lịch, bất động sản
Mặc dù, sân bay mới với công suất lớn hơn sân bay cũ gấp nhiều lần (2,65 triệu hành khách/năm) phải hoạt động liên tục với tần suất, lịch bay dày đặc, nhưng vẫn không đủ phục vụ nhu cầu của một lượng lớn du khách cả trong và ngoài nước đến Phú Quốc. Đặc biệt là thời điểm này, khi đang vào mùa cao điểm về du lịch lễ tết, lượng khách ngày càng tăng cao, nên tình trạng khan hiếm vé diễn ra thường xuyên hơn.
Do chưa có nhiều khách sạn, resort, nên vào các dịp lễ tết, du khách đến Phú Quốc thường có xu hướng tìm nhà nghỉ hoặc nhà dân để lưu trú, một “phong cách” du lịch rất riêng của Phú Quốc. Người dân thường sử dụng chính ngôi nhà của mình để làm địa điểm du lịch, là nơi lưu trú hoặc cung cấp cách dịch vụ thiết yếu cho du khách. Khách du lịch có thể ở nhà dân, ăn cơm với người dân, mua sản phẩm do dân làm ra và tìm hiểu văn hóa truyền thống nơi này…
Thực tế, với những bước chuyển mình của Phú Quốc thì không phải bây giờ người dân tại hòn đảo xinh đẹp này mới cảm nhận được. Thay vì sống chủ yếu bằng nghề đi biển, làm nông như trước đây, hầu hết cư dân của hòn đảo này đều phát triển kinh tế nhờ vào du lịch với nhiều dịch vụ đi kèm, nên đời sống người dân ngày càng tăng lên rõ rệt.
Ngoài du lịch, bất động sản tại Phú Quốc cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Từ một vùng đất hoang sơ, sau khi được Chính phủ chú trọng đầu tư, nhiều công trình hạ tầng lớn đang dần hoàn thiện, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhận thấy được tiềm năng lớn của hòn đảo xinh đẹp này, cũng dồn về đây để đầu tư, cùng với lượng khách du lịch ngày càng tăng đã làm cho bất động sản Phú Quốc biến động không ngừng. Đất đai sốt lên từng giờ, từng ngày. Những mảnh vườn ngày nào lặng lẽ, giờ đây luôn được các nhà đầu tư săn đón.
Bất động sản Phú Quốc đang "nóng lên" từng ngày
Sau khi Đề án “Phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” được Chính phủ phê duyệt, trong đó quy hoạch Khu đô thị Dương Đông là trung tâm hành chính, dịch vụ thương mại và tài chính quốc tế, Khu đô thị Dương Tơ là trung tâm kinh tế, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp tạo nguồn thu phục vụ cho đầu tư phát triển đảo. Riêng khu Bãi Trường, thuộc Dương Tơ được quy hoạch để trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế, là đòn bẩy cho sự phát triển toàn đảo. Đặc biệt là sự kiện khánh thành Sân bay Quốc tế Phú Quốc vào ngày 15/12/2012, đã làm cho giá đất tại khu vực này tăng đột biến. Nhất là trong những ngày gần đây, người dân có đất gần khu vực sân bay đang xôn xao vì những lời đề nghị mua đất hấp dẫn từ những tay “cò đất" lẻ, cho đến các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Trong khi thị trường bất động sản cả nước nói chung hiện nay đang ảm đạm, nhiều dự án phải giảm giá, bán lỗ để vớt vát cuối năm, thì giá đất tại Phú Quốc lại đang sốt lên từng giờ, từng ngày. Điều đó cho thấy, Phú Quốc sẽ là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư có tầm nhìn.
-
Nhà xã hội, “lối thoát” của các dự án căn hộ phía Bắc
Để tìm lối thoát trong bối cảnh khó khăn, các doanh nghiệp bất động sản phía Bắc đã xin điều chỉnh dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. <br/br>
-
TP. Hồ Chí Minh: Sai sót trong bán nhà sở hữu Nhà nước
Qua thanh tra công tác bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP ngày 5-7-1994 của Chính phủ tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng đã phát hiện TP. Hồ Chí Minh chưa xây dựng xong phương án quản lý quỹ biệt thự. Việc đưa vào danh sách giữ lại không bán 60 căn biệt thự nhưng không có khảo sát điều tra kỹ lưỡng, không xây dựng được đề án quản lý, sử dụng đã làm chậm tiến độ bán nhà, phát sinh nhiều khiếu nại.
-
Bất động sản năm 2013: Mục tiêu số một là thanh khoản
Chưa bao giờ thị trường bất động sản (BĐS) lại kém thanh khoản như thời gian vừa qua. Những căn hộ giá ngất ngưởng cũng phải "hạ mình" giảm sốc, vẫn không có người mua. <br/br>