Trong tháng 3/2025, thị trường ghi nhận 1 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ trị giá 500 tỷ đồng và 4 đợt phát hành ra công chúng với tổng giá trị gần 10,2 nghìn tỷ đồng.
Trên thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch TPDN riêng lẻ trong tháng đạt gần 121 nghìn tỷ đồng, tương đương bình quân 5.800 tỷ đồng mỗi phiên, tăng 56,6% so với bình quân tháng trước. Động lực giao dịch gia tăng phần nào phản ánh sự hồi phục niềm tin nhà đầu tư với kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, trong bối cảnh lãi suất đang duy trì ở mức hợp lý.
Ở chiều ngược lại, hoạt động mua lại trước hạn tiếp tục được doanh nghiệp đẩy mạnh, với tổng giá trị đạt hơn 5.400 tỷ đồng, dù giảm 45% so với cùng kỳ năm trước.
VBMA cũng ước tính, trong 9 tháng còn lại của năm 2025, sẽ có khoảng 173 nghìn tỷ đồng trái phiếu đến hạn thanh toán. Đáng chú ý, nhóm trái phiếu bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, với khoảng 93.500 tỷ đồng, tương đương 54% tổng giá trị đáo hạn, tạo áp lực không nhỏ lên dòng tiền của các doanh nghiệp trong ngành...
Về kế hoạch phát hành sắp tới, hai doanh nghiệp đáng chú ý là CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (HOSE: SBT) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG).
Cụ thể, HĐQT SBT đã thông qua phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi ra công chúng trong năm 2025, với tổng giá trị tối đa gần 500 tỷ đồng. Đây là loại trái phiếu không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, kỳ hạn 1 năm, lãi suất cố định 9,5%/năm.
Trong khi đó, VietinBank dự kiến phát hành đợt 2 trong quý I và II/2025, với tổng giá trị tối đa lên tới 4.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu “3 không”: không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo. Kỳ hạn dao động từ 8 – 10 năm, áp dụng lãi suất thả nổi.
-
Vingroup phát hành riêng lẻ tổng cộng 7.000 tỷ đồng trái phiếu. Cả hai lô đều có mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, dành riêng cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định pháp luật.
-
Một công ty bất động sản tại Hà Nội tất toán 4.100 tỷ trái phiếu, báo lãi hơn 315 tỷ sau hai năm lỗ
Sau hai năm liên tiếp chìm trong thua lỗ, Công ty TNHH Bất động sản Lan Việt đã có màn "comeback" ngoạn mục trong năm tài chính 2024. Theo báo cáo vừa gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các trái chủ, Lan Việt ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 315 tỷ đồng, đánh dấu bước chuyển mình ấn tượng so với khoản lỗ 112 tỷ đồng năm 2023 và gần 7 tỷ đồng năm 2022.
-
Huy động 1.300 trái phiếu, Đầu tư Thương mại Tân Bình báo lỗ hai năm liên tiếp
CTCP Đầu tư Thương mại Bình Tân vừa công bố kết quả tài chính năm 2024, ghi nhận lỗ sau thuế lên tới hơn 70,7 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp công ty gặp khó khăn tài chính, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 160 tỷ đồng.








-
Thấy gì từ dòng vốn gần 13.000 tỷ từ trái phiếu đổ vào ngành bất động sản?
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tiếp tục sôi động trong tháng 6/2025 với tổng giá trị lên tới 86.953 tỷ đồng. Trong đó, ngành bất động sản chiếm với 12.922 tỷ đồng.
-
XD3 thay thế tài sản bảo đảm trái phiếu bằng 23 sổ đỏ dự án nhà ở An Sinh
Công ty TNHH Phát triển Kinh doanh Xây dựng 3 (XD3) vừa thông qua việc lấy ý kiến người sở hữu trái phiếu bằng văn bản, nhằm điều chỉnh tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu XD3CH2328001 phát hành ngày 20/6/2023 – có tổng giá trị lên tới 2.250 tỷ đồng, l...
-
Chứng khoán Tiên Phong lên tiếng về vụ việc liên quan trái phiếu “hệ sinh thái” Bamboo Capital
Ngày 9/7/2025, CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, mã chứng khoán: ORS) đã công bố thông tin chính thức liên quan đến vụ án xảy ra tại CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (BCG), trong đó có các gói trái phiếu do doanh nghiệp thuộc “hệ sinh thái” BCG phát hành...