Bà Taosha Wang, chuyên gia tại công ty quản lý đầu tư Fidelity International có trụ sở tại Anh, cho biết các nền kinh tế lớn ở châu Á gặp ít thách thức về giá năng lượng tăng cao hơn so với các nền kinh tế châu Âu. Do đó, họ có thể theo đuổi các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế một cách linh hoạt hơn so với những khu vực khác.
Ngoài ra, các ngân hàng trung ương tại nhiều nước đang phát triển cũng có “room” tăng lãi suất nhiều hơn nếu họ muốn, nhờ vậy dễ đối phó hơn với lạm phát.
Bà Wang nói: “Châu Á sẽ đi trên một con đường khác vào mùa đông sắp tới. Các nền kinh tế chủ chốt của khu vực này là một công cụ giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư mà không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những khó khăn mà châu Âu đang phải đối mặt, bên cạnh tỷ lệ lạm phát thấp hơn. Tất cả tạo ra một không gian lớn hơn cho các nhà hoạch định chính sách định hướng tốc độ tăng trưởng trong khu vực, khác với những nước phát triển đang phải thắt chặt điều kiện tài chính để đối phó với lạm phát cao”.
Bà Wang nói thêm: “Ngoài ra, Đại hội Đảng lần thứ 20 ở Trung Quốc mang lại các chính sách rõ ràng hơn cho tới năm 2023 và sự quyết liệt hơn trong các biện pháp kích thích tăng trưởng của chính quyền Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã nới lỏng các chính sách bất động sản để thị trường này có một “cú hạ cánh mềm. Ngoài ra, sự biến động lãi suất do đồng đô la tăng giá, chính sách Zero-Covid của Trung Quốc và việc kiểm soát đường cong lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn khiến các nhà đầu tư có sự thận trọng nhất định. Nhưng nhìn chung, châu Á đang chứng kiến những chuyển biến tích cực hơn”.
Nhận định của bà Wang được đưa ra sau khi dữ liệu từ các sàn giao dịch chứng khoán ở Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng cổ phiếu với tổng trị giá 8,83 tỷ USD trong tháng 9, đánh dấu đợt bán ròng đầu tiên kể từ tháng 6 năm nay.
Trong 9 tháng đầu năm, khối ngoại đã rút 69,7 tỷ USD khỏi thị trường châu Á, cao hơn 46% so với tổng mức 47,63 tỷ USD trong năm 2008, thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư chiến lược lại cho rằng đây là thời điểm thích hợp nhất để đầu tư vào thị trường chứng khoán châu Á, khi động lực kinh tế vĩ mô tại đây vẫn được duy trì ổn định và khu vực này ít bị tổn thương hơn trước cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra tại Mỹ và châu Âu. Sự ổn định của kinh tế vĩ mô và nhiều chính sách kích thích tại các nước châu Á sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và giúp gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
-
Lãi suất ảnh hưởng ngày càng lớn tới thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán đang gặp áp lực giảm điểm mạnh cả về thanh khoản và điểm số. Từ đầu tháng 9, VN-Index đã mất 19% và đang trên đà kiểm lại mốc hỗ trợ 1.000 điểm.
-
Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể thu hút thêm hàng tỷ USD
Đại diện Morgan Stanley cho rằng việc chứng khoán Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi có thể thu hút 2,8 tỷ USD từ các nhà đầu tư thụ động cùng 4-6 tỷ USD vốn chủ động.
-
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra công văn hỏa tốc về việc vận hành hệ thống giao dịch KRX
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 25/4 đã có công văn hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan về việc vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX.
-
Chứng khoán giảm mạnh
Thị trường bị nhuộm đỏ ngay đầu phiên và VN-Index đi dưới tham chiếu cả ngày, sau đó đóng cửa giảm hơn 13 điểm, dù vẫn có một số mã ngược dòng như NVL, HVN.