Thị trường nhà ở Mỹ dần ấm lên
Chứng khoán Yuanta vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành xuất khẩu nội thất và vật liệu xây dựng với điểm nhấn thị trường bất động sản ở Mỹ có dấu hiệu hồi phục đầu tiên.
Cụ thể, số nhà tư nhân được khởi công xây dựng theo tháng ở Mỹ có khả năng tạo đáy ở vùng 1,34 triệu căn/tháng. Số nhà được khởi công xây dựng gần nhất trong tháng 6/2023 hồi phục lên mức 1,45 triệu căn, tăng 4% so với tháng trước và tăng 8% so với mức đáy hồi tháng 12 năm ngoái.
Thị trường bất động sản Mỹ hồi phục
Trong khi đó, doanh số bán nhà mới hàng năm của Mỹ trong tháng 7/2023 đạt 4,07 triệu căn, giảm 2% so với tháng trước. Con số này thấp hơn cả trong giai đoạn đầu Covid-19 và đang có dấu hiệu tạo đáy ở mức này. Tuy nhiên, việc lãi suất giảm được kỳ vọng sẽ giúp doanh số hồi phục như những lần trước đây.
Giá trung bình nhà mới đã bán ở Mỹ cũng có dấu hiệu tạo đáy ở mức khoảng 500.000 USD/căn. Mức giá cũng vừa tăng nhẹ từ mức đáy 491.200 USD/căn hồi tháng 5/2023, điều này cho thấy nhu cầu người mua vẫn duy trì tốt.
Các chuyên gia kinh tế đánh giá thị trường nhà ở của Mỹ có khả năng đã chạm đáy và bắt đầu được cải thiện.
Thị trường nhà ở của Mỹ đã chịu tác động mạnh từ chiến dịch thắt chặt tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), nhưng dữ liệu gần đây cho thấy điều tồi tệ nhất có thể đã qua. Lãi suất cho vay thế chấp tại Mỹ đang tăng mạnh lên mức tương đương năm 2001. Lãi suất Fed tương đương đỉnh 2006-2007.
Tuy nhiên, sau khi chênh lệch giữa lãi suất cho vay thế chấp và lãi suất Fed tạo đáy thì cả 2 lãi suất trên cũng tạo đỉnh và giảm dần.
Doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi
Chứng khoán Yuanta cho rằng những tín hiệu này được kỳ vọng sẽ mở ra triển vọng phục hồi rõ rệt đối với hoạt động xuất khẩu đồ gỗ nội thất và sản phẩm các sản phẩm xi măng, bê tông, đá nhân tạo của Việt Nam.
Tỷ trong xuất khẩu các sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam
Tính chung 7 tháng đầu năm nay, thị trường Mỹ chiếm 57% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ (chủ yếu là gỗ nội thất) và chiếm 68% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm xi măng, bê tông, đá nhân tạo của Việt Nam.
Hoạt động xuất khẩu 2 nhóm ngành hàng trên còn đang được hỗ trợ từ yếu tố tỷ giá khi tỷ giá USD/VNĐ đang tăng trở lại trong thời gian gần đây. Theo nhận định của nhiều chuyên gia tài chính, với tình hình vĩ mô hiện tại, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ chọn cách giữ xu hướng lãi suất thấp, cố gắng giảm lãi suất cho vay, ít can thiệp đến tỷ giá nếu không có biến động quá mạnh.
Bên cạnh đó, giữ tỷ giá USD/VNĐ như hiện tại cũng có lợi hơn trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đang liên tục mất giá giúp hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn một cách đáng kể. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ “hưởng lợi kép” từ việc giảm chi phí đầu vào khi chi phí nhập nguyên vật liệu từ Trung Quốc giảm xuống và giá xuất khẩu sản phẩm trở nên cạnh tranh hơn, kích thích doanh số tăng lên.
Chứng khoán Yuanta cho rằng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp gỗ và vật liệu xây dựng giai đoạn vừa qua đã sụt giảm mạnh và được kỳ vọng tạo đáy trong quý 2/2023, tiến tới dần phục hồi trong thời gian tới.
Theo công ty chứng khoán này, Công ty CP Phú Tài (mã cổ phiếu PTB) và Công ty CP Vicostone (mã cổ phiếu VCS) là những doanh nghiệp có thể hưởng lợi nhiều nhất khi thị trường bất động sản tại Mỹ dần ấm lên.
Với Phú Tài, doanh nghiệp này hiện đang hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính là gỗ, đá nhân tạo, và phân phối xe ô tô thương hiệu Toyota. Trong đó, mảng gỗ và đá nhân tạo đóng góp chính trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp này.
Cụ thể, tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận mảng gỗ của doanh nghiệp này lần lượt là 51% và 57%; tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của mảng đá nhân tạo lần lượt là 30% và 27%.
Chứng khoán Yuanta cho rằng, triển vọng tích cực về thị trường bất động sản tại Mỹ sẽ giúp mảng gỗ và đá thạch anh xuất khẩu của Phú Tài có khả năng quay lại đà tích cực. Kể từ quý 1/2023, doanh nghiệp này đã mở rộng mạng lưới khách hàng cho các sản phẩm đá thạch anh tại thị trường Mỹ và ghi nhận doanh thu tăng trưởng tích cực.
Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất đá thạch anh giai đoạn 2 của Phú Tài đi vào hoạt động từ tháng 6/2023, nâng tổng công suất tăng thêm 40%, lên mức 630.000 m2/năm cũng là một trong những động lực của doanh nghiệp này trong thời gian tới.
Đối với Vicostone, đây là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đá nhân tạo gốc thạch anh hàng đầu Việt Nam hiện nay. Theo đó, thị trường Mỹ chiếm đến 70% doanh thu xuất khẩu của Vicostone. Triển vọng từ thị trường bất động sản tại Mỹ tích cực sẽ khiến mảng đá thạch anh, gạch ốp lát của Vicostone tăng trưởng trở lại.
Hiện tại, công suất hoạt động của Vicostone chỉ ở mức 50% do nhu cầu sụt giảm mạnh từ thị trường Mỹ và gia tăng cạnh tranh với các nhà sản xuất khác đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, với việc nhận chuyển nhượng nhà máy nhựa Polyester từ tập đoàn Phenikaa có thể giúp doanh nghiệp này tự chủ về nguyên nguyên vật liệu sản xuất, từ đó cải thiện biên lợi nhuận
-
Thị trường bất động sản sắp ấm lên, nhu cầu thép xây dựng có thể bùng nổ trong năm 2024
Bộ Xây dựng dự báo thị trường bất động sản sẽ ấm dần lên trong các tháng cuối năm và có sự phát triển trở lại trong năm 2024, đồng thời sẽ kéo theo nhu cầu của thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động.
-
Lãi suất giảm, kênh đầu tư nào vào tầm ngắm?
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng tại các ngân hàng lớn hầu hết giảm dưới 5.3%, nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển dòng tiền, đón đầu xu hướng phục hồi của thị trường bất động sản, giao dịch chuyển nhượng quý 4.2023 bùng nổ....
-
Thị trường bất động sản khó có thể trở lại như trước
Bất chấp tác động từ lãi suất thế chấp và khả năng chi trả tiền thuê nhà giảm, các chuyên gia dự đoán giá nhà trên toàn cầu khó có thể trở lại “bình thường” như trước đại dịch Covid-19....
-
Loạt doanh nghiệp địa ốc rục rịch bung hàng, nhà đầu tư bắt đầu hành trình “săn đất”
Hàng loạt dự án quy mô lớn trải dài từ Bắc vào Nam đa dạng phân khúc khởi động chiến dịch bán hàng; lãi suất vay mua nhà giảm, người dân rục rịch xuống tiền, chấp nhận mức giá “cắt lỗ” là những tín hiệu tích ...