Tín dụng ngân hàng thắt chặt, dòng vốn đầu tư trong dân chảy giữa các kênh đầu tư tài chính là vàng, ngoại tệ, chứng khoán mà không đến được nơi trực tiếp tạo ra vật chất. Lượng kiều hối từ nước ngoài chuyển về giảm mạnh, trong khi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Linh hoạt trong chính sách tiền tệ đối với đầu tư BĐS sẽ tạo nên những hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế. Ảnh: Ngọc Thắng
Trong bối cảnh chính sách tài chính thắt chặt từ đầu năm 2011, tín dụng BĐS có dấu hiệu giảm mạnh, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường BĐS. Nhiều doanh nghiệp chưa thể tiếp tục triển khai dự án khi lãi suất vay quá cao. Ngay cả nguồn cầu cũng bị ảnh hưởng lớn, đặc biệt các hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp (có nhu cầu thực về nhà ở), khi khó có thể tiếp cận với tín dụng nhà ở trong giai đoạn này. Đáng lưu ý, những bất ổn này tác động ngược lại hệ thống NH, khiến nợ BĐS có nhiều nguy cơ trở thành nợ xấu. Thống kê cho thấy, trên toàn hệ thống, dư nợ BĐS chiếm 9,94% tổng dư nợ, tỷ lệ khá cao so với một số nước trong khu vực như Thái Lan 6%, Malaysia 7%. Trong đó, nhiều NHTM quy mô nhỏ có dư nợ BĐS chiếm 30-40% tổng dư nợ (có NH lên tới hơn 50%). Khi giá BĐS bị đẩy cao, nguồn vốn vào thị trường BĐS bị khống chế khiến giao dịch trên thị trường giảm mạnh và đóng băng thì tất yếu rủi ro tín dụng BĐS sẽ gia tăng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, tỷ lệ nợ xấu BĐS tăng 37% so với thời điểm cuối năm 2010.
Liên quan đến chính sách tiền tệ, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô bất ổn, cần thiết phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách thắt chặt hay nới lỏng quá mức (phân bổ không đều) có tác động xấu đến chất lượng tăng trưởng tín dụng nói chung và tín dụng BĐS nói riêng. Nếu tình trạng này kéo dài, lượng vốn đầu tư vào BĐS có thể trở thành nợ xấu, khó thu hồi.
Với nguồn vốn trong xã hội, lạm phát cao đánh vào tâm lý khiến người dân cân nhắc giữa việc đầu tư vào BĐS hay giữ tài sản dưới dạng vàng và tài sản khác để bảo toàn giá trị. Thực tế, biến động mạnh của giá vàng cũng như bất cập trong quản lý làm cho một khối lượng lớn vàng, ngoại tệ tích trữ trong dân không được chuyển đến nơi trực tiếp tạo ra vật chất. Trong khi đó, lượng kiều hối từ đầu năm 2011 đến nay có dấu hiệu giảm. Vẫn chưa có cuộc điều tra tổng thể để đánh giá tác động thực sự của kiều hối đến nền kinh tế Việt Nam, song theo kết quả điều tra với hơn 4.000 hộ gia đình, phần lớn kiều hối được dùng mua nhà đất, góp phần làm tăng dòng tiền vào BĐS. Vì vậy, tốc độ tăng kiều hối tỷ lệ thuận với tốc độ tăng giá nhà đất. Kênh vốn khác là đầu tư FDI vào BĐS cũng giảm mạnh, 6 tháng đầu năm 2011 chỉ còn 305 triệu USD, mức thấp nhất trong 5 năm qua. Theo các chuyên gia, sự sụt giảm này có nguyên nhân từ dư chấn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và lạm phát cao, quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu cơ sở hạ tầng… ở trong nước.
Làm thế nào để khơi thông nguồn vốn cho thị trường? Theo TS Lê Xuân Nghĩa, trước hết chính sách tiền tệ cần được vận hành linh hoạt, nhất quán, có kế hoạch phân bổ đều nhằm bảo đảm tăng trưởng tín dụng ổn định, có chất lượng. Hạ lãi suất cho vay và huy động về mức hợp lý. Bỏ tỷ lệ cấp tín dụng với nguồn vốn huy động, thay vào đó sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc nhằm giảm chi phí vốn của tổ chức tín dụng. Không nên cào bằng quy định hạn mức tín dụng phi sản xuất cho mọi tổ chức tín dụng và phân định rõ yếu tố phi sản xuất trong tín dụng BĐS.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam: Cần điều chỉnh linh hoạt tỷ trọng cho vay với từng khoản tín
dụng BĐS cũng như các dự án BĐS. Tín dụng phục vụ xây dựng khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu đô thị, sửa chữa nhà… là hoạt động sản xuất tạo ra giá trị thực
cho nền kinh tế. Khi những lĩnh vực này bị hạn chế nguồn vốn tín dụng, thị
trường vật liệu xây dựng cũng đình đốn theo, gây khó khăn cho doanh nghiệp và
lãng phí chung cho toàn xã hội. Bên cạnh việc đưa ra tiêu chí cho vay BĐS để
tránh hiện tượng vốn tập trung nhiều vào dự án nhà ở cao cấp, BĐS du lịch, nghỉ
dưỡng… cần sớm thành lập mô hình quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ người lao động
mua nhà; nghiên cứu mô hình quỹ đầu tư tín thác BĐS để tạo thêm nguồn cung cấp
vốn ngoài tổ chức tín dụng cho thị trường. |
Theo Khánh Khoa (Hà Nội Mới)
VIP
Căn hộ 72m2 gồm 2PN + 2WC sổ sẵn view sân golf tặng full NT Cao Cấp giá 2,8 tỷ
Thương lượng- 72m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0966755***
VIP
Cần bán gấp căn hộ cao cấp 2PN 70m2 cách q1 và sân bay 14km giá cực sốc 2,99 tỷ
Thương lượng- 0m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0966755***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng chuyến du lịch 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
hiếm Dương Khuê, phân lô bàn cờ, ô tô tránh, nhà đẹp thang máy, hơn 25 tỷ
25 tỷ 500 triệu- 65m2
Cầu Giấy, Hà Nội
Hôm nay
0931550***
VIP
10 suất nội bộ Caraworld Cam Ranh giá từ CĐT CK 28.8% – PKD 093 179 33 20
6 tỷ 663 triệu- 120m2
Cam Ranh, Khánh Hòa
Hôm nay
0931793***
VIP
33m2 - Không Lộ Giới- 4 Tầng - Cách HẺM XE TẢI 30M - Ngay Quận 3 - Nhỉnh 6 Tỷ!!
6 tỷ 800 triệu- 33m2
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0932062***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: chính sách tiền tệ