28/10/2016 7:35 PM
CafeLand – Sự “thèm khát” thép của nhiều nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và Philippines,… đang giúp giá thép Trung Quốc “hồi sinh” trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, chính việc này cũng làm gia tăng thêm sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước của các nước này.

Sự “thèm khát” thép gia tăng của Đông Nam Á đang giúp hạ bớt nỗi đau về giá giảm mạnh do dư cung toàn cầu

Theo Bloomberg, trong bối cảnh châu Âu và Hoa Kỳ đang tăng thuế nhập khẩu và hạn chế nhập thép từ Trung Quốc vì cho rằng nước này bán phá giá sản phẩm thì trong gần đây, nước này quay sang mở rộng xuất khẩu đến các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á.

1/3 tổng chuyến hàng xuất khẩu của Trung Quốc giờ đây đều cập cảng các nước như Việt Nam, Thái Lan và Philippines. Đây là những quốc gia có nền kinh tế hiện tăng trưởng nhanh chóng và đang đẩy mạnh chi tiêu vào cơ sở hạ tầng, bao gồm các dự án đường cao tốc, sân bay và các tòa nhà văn phòng.

Sự “thèm khát” thép gia tăng của Đông Nam Á đang giúp hạ bớt nỗi đau về giá giảm mạnh do dư cung toàn cầu. Nó đem lại sức sống mới cho các nhà máy quốc doanh không kiếm ra lời mà Trung Quốc đã và đang tìm cách đóng cửa. Tuy nhiên, điều này cũng gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước của các nước này, nhất là các doanh nghiệp nhỏ.

“Nhập khẩu đang nhảy vọt. Chúng tôi rất lo lắng. Sự thay đổi thực sự không có lợi cho các nhà sản xuất thép trong khu vực”, Tan Ah Yong, Tổng thư ký của Southeast Asia Iron & Steel Institute, tập đoàn công nghiệp có trụ sở ở Selangor (Malaysia) nói.

Hiện đã có các dấu hiệu cho thấy nguồn cung rẻ từ Trung Quốc cản trở sự phát tiển của ngành công nghiệp thép Đông Nam Á. Dù nhu cầu của sáu nước tiêu thụ thép hàng đầu khu vực tăng 23% trong giai đoạn 2011-2015, đạt 69 triệu tấn, sản lượng trong nước hầu như không tăng. Thậm chí, công ty Perwaja Steel và Megasteel buộc phải đóng cửa hoạt động còn các nhà sản xuất nội địa ở Đông Nam Á phải hoãn đầu tư thêm để tăng sản xuất.

10 nước Đông Nam Á chiếm 37% lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay, tăng từ mức 32% cách đây một năm và 20% cách đây 5 năm, theo dữ liệu Tổng cục hải quan Trung Quốc. Đông Nam Á đến nay là “cỗ máy kéo” lớn nhất cho các lô hàng của Trung Quốc, chiếm khoảng 2/3 mức tăng của năm ngoái và gần như toàn bộ mức tăng của năm nay.

Theo các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát, điểm lợi mà người tiêu dùng ở các nước Đông Nam Á nhận được hiện nay là nguồn nguyên vật liệu giá rẻ, nơi chi tiêu hạ tầng dự kiến sẽ còn mở rộng trong phần còn lại của thập niên này. Kinh tế Việt Nam sẽ tăng 6% trong năm nay, Indonesia tăng 5% còn Philippines đi lên 6,4%.

Không chỉ tăng nhiệt mức cạnh tranh, dòng chảy nguồn cung từ Đại lục có tác động hạn chế lên các thị trường thép cao cấp, nhất là từ các nhà sản xuất Nhật Bản và Hàn Quốc có hoạt động ở Đông Nam Á.

M.Tâm (Bloomberg)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.