Ông Đỗ Duy Thái sẽ giữ chức Chủ tịch HĐQT Thép Pomina từ ngày 10/2
Mới đây, HĐQT CTCP Thép Pomina (Mã: POM) vừa bổ nhiệm ông Đỗ Duy Thái, thành viên HĐQT làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 10/2. Đồng thời, HĐQT cũng bổ nhiệm ông Đỗ Tiến Sĩ giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Thép Pomina từ ngày 10/2.
Được biết, trước khi luân chuyển vị trí, ông Đỗ Tiến Sĩ là Chủ tịch HĐQT của Thép Pomina. Còn ông Đỗ Văn Khánh từng là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc trước khi ông Sĩ đảm nhiệm.
Tại ngày 31/12/2022, ông Thái nắm giữ 869.400 cổ phiếu POM (tương đương 0,31% cổ phần) và ông Sĩ có hơn 8,6 triệu cổ phiếu POM (tương đương 3,08% cổ phần). Câu chuyện về mô hình quản trị ở Pomina được cho là khá thú vị. Theo đó, cả 5 viên Hội đồng Quản trị ở Pomina đều mang họ Đỗ và là anh em của ông Thái.
Mới đây, 2 chị gái của ông Đỗ Tiến Sĩ muốn thoái toàn bộ hơn 7 triệu cổ phiếu POM. Cụ thể, bà Trương Geb Đỗ Thị Cẩm Hương vừa đăng ký bán ra toàn bộ hơn 2,4 triệu cổ phiếu POM (tỷ lệ 0,89%). Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trong khoảng thời gian từ ngày 6/2 đến 7/3.
Đồng thời, bà Đỗ Thị Nguyệt, là chị gái ông Sĩ cũng đăng ký bán toàn bộ 4.588.103 cổ phiếu POM, tỷ lệ 1,64% theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Giao dịch dự kiến thực hiện ngày 2/2 đến ngày 3/3.
Về tình hình kinh doanh, 3 quý gần đây, Pomina liên tục báo lỗ. Tại quý 4/2022, công ty ghi nhận 1.804 tỷ đồng doanh thu, giảm 50% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do kinh doanh dưới giá vốn và áp lực chi phí lãi vay khiến Pomina lỗ sau thuế 461 tỷ đồng.
Luỹ kế cả năm 2022, Thép Pomina đạt 12.956 tỷ đồng doanh thu, giảm 7,6% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 1.167 tỷ đồng trong khi năm trước lãi hơn 206 tỷ đồng.
Đến hết 31/12, nguồn vốn của Pomina giảm hơn gần 4.000 tỷ đồng so với đầu năm, còn khoảng 11.000 tỷ đồng. Trong đó, công ty này nợ hơn 8.500 tỷ, giảm gần 2.800 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu giảm gần 1.200 tỷ đồng, còn hơn 2.500 tỷ đồng.
-
Loạt công ty thép báo lỗ nghìn tỉ
Nắm phần lớn thị phần ngành thép, những cái tên lớn như Hoà Phát, Hoa Sen hay Nam Kim thua lỗ kỷ lục đã vẽ lên bức tranh xám màu của toàn ngành trong năm qua.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.