Trong báo cáo mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành, đặc biệt ngành thép trong nước đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, có khả năng kéo dài đến quý 2.2023.
Hiện nay, hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất thép lớn của Việt Nam như Hòa Phát, Hoa Sen hay Nam Kim đang phải vật lộn với khó khăn vì giá thép giảm. Bên cạnh đó, dòng vốn chảy vào thị trường bất động sản cũng bị kiểm soát gắt gao hơn, khiến cho bức tranh tiêu thụ ngày một kém khả quan.
Giá thép nguyên liệu đang ở mức thấp, tuy nhiên, rủi ro giá sẽ giảm về các mức thấp hơn vẫn còn
Quặng sắt là nguyên liệu chính để sản xuất ra các loại thép, vì thế, nhu cầu tiêu thụ thép cũng sẽ phản ánh trực tiếp nhu cầu tiêu thụ đối với quặng sắt.
Theo số liệu của VSA, giá quặng sắt loại 62%Fe dùng trong sản xuất thép đã giảm về mức 88 USD/tấn tại thời điểm ngày 7/11, giảm khoảng 7,8 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 10. Theo đó, mức giá này giảm khoảng 122 - 124 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2021 (tương đương 210 - 212 USD/tấn).
Hiện giá sắt đang ở mức thấp nhất trong vòng một năm nay. Tuy nhiên, rủi ro giá sẽ giảm về các mức thấp hơn vẫn còn. Vì vậy, ngay cả khi giá thành đầu vào có thể giảm, nhưng các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam khó có thể được hưởng lợi từ việc này bởi lượng hàng tồn kho ở trong nước vẫn còn nhiều.
Thép nguyên liệu chịu áp lực giảm giá khi hoạt động sản xuất bị cắt giảm
Tương tự, giá loại nguyên liệu sản xuất thép khác là điện cực than chì cũng ghi nhận giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong bối cảnh và nhu cầu thiếu trầm trọng.
Hiện giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Úc ngày 6/10 đang giao dịch ở mức 255,5 USD/tấn, giảm hơn 1 nửa so với mức 520 USD/tấn hồi tháng 4 trước đó.
Với mặt hàng thép cuộn cán nóng HRC - nguyên liệu chính trong sản xuất tôn mạ hiện đang giao dịch ở mức 488 USD/tấn trong ngày 7/11, giảm mạnh tới 81 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 10 trước đó.
Theo VSA, thị trường thép cán nóng HRC thế giới biến động khiến thị trường HRC trong nước gặp khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép…) sử dụng thép HRC làm nguyên liệu sản xuất.
Trong khi giá thép phế liệu loại HMS 1/2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á được điều chỉnh giảm 11 USD/tấn, xuống còn 394 USD/tấn thì giá thép phế nội địa trong tháng 10 tăng từ 800.000 – 1 triệu đồng/tấn, hiện đang ở mức 8,2 – 9,2 triệu đồng/tấn.
Ở chiều ngược lại, giá than mỡ luyện cốc lại ghi nhận tăng trở lại sau nhiều tháng giảm liên tiếp. Hiện giá mặt hàng này xuất khẩu tại cảng Úc ngày 7/11 đang giao dịch ở mức 302 USD/tấn, tăng mạnh 46,5 USD/tấn so với đầu tháng 10.
Nguồn cung tăng trong khi nhu cầu chưa có dấu hiệu cải thiện sẽ tiếp tục đè nặng lên giá quặng sắt và cả giá thép. Theo đó, việc giá quặng sắt và nhiều nguyên liệu đầu vào giảm hiện nay sẽ đẩy các hoạt động sản xuất vào tình trạng đình trệ do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong và ngoài nước.
Hiện nay, nhà đầu tư và cả các doanh nghiệp sẽ cần chờ đợi sự hồi phục từ ngành xây dựng và thị trường bất động sản trên toàn cầu.
-
“Cực chẳng đã”, nhiều công ty thép phải tắt lò, cắt giảm nhân sự
Đối với ngành công nghiệp thép, việc đóng cửa một nhà máy luyện là quyết định khó khăn. Tuy nhiên, với việc hàng tồn kho lớn, tiêu thụ giảm khiến nhiều doanh nghiệp thép quyết định cắt giảm sản lượng sản xuất và nhân sự.
-
Tỷ phú Trần Đình Long tiết lộ việc Hòa Phát nghiên cứu sản xuất thép đường ray tàu cao tốc, đã triển khai được 3 năm
Chủ tịch Trần Đình Long tiết lộ, trong 3 năm gần đây, Hòa Phát đã nghiên cứu về dòng sản phẩm thép ray. Do đó, việc sản xuất thép ray cho đường sắt cao tốc hoàn toàn trong khả năng của doanh nghiệp này....
-
Nhu cầu yếu và lãi suất cao khiến ngành thép châu Âu gặp khó
Với việc các nhà sản xuất thép khó có thể tăng giá trong bối cảnh nhu cầu yếu và lãi suất cao, thị trường thép châu Âu đang đối mặt với những khó khăn chồng chất.
-
Giá quặng sắt phục hồi sau gói kích thích kinh tế mới của Trung Quốc
Theo MXV, giá quặng sắt đã phục hồi 1,22% lên hơn 102 USD/tấn, chủ yếu nhờ kỳ vọng về gói kích thích kinh tế mới từ Trung Quốc.