29/03/2011 3:51 AM
Giá thép những ngày qua tại nhiều đại lý bình quân khoảng 18.2 - 18.4 triệu đồng/tấn, giảm 150,000 - 200,000 đồng/tấn so với giữa tháng 3.

Sức tiêu thụ thép đang xuống thấp khiến doanh nghiệp lo lắng - Ảnh: D.Đ.M

Nhiều doanh nghiệp (DN) xi măng, thép đang lo lắng vì sức tiêu thụ trong tháng 3 giảm mạnh và dự báo còn giảm trong quý 2.

Nhưng trong khi nhu cầu tiêu thụ thép đang xuống thấp thì các DN sản xuất thép phía Nam còn phải đối phó với thép ngoại nhập. Theo ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty Thép Việt (đơn vị sản xuất thép thương hiệu Pomina), thép Trung Quốc đang được nhập khẩu ồ ạt vào thị trường phía Nam trong vòng 2 tháng qua. Điều đáng chú ý là các nhà nhập khẩu đã khai thác được lỗ hổng hàng rào thuế quan và nhập khẩu thép f6-f8 có chứa nguyên tố hợp kim vi lượng (Bo) với hàm lượng thấp từ Trung Quốc để được hưởng thuế nhập khẩu 0%.


Theo quy định của Bộ Tài chính, thép xây dựng Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam sẽ chịu thuế suất 15%; nếu thép hợp kim nhập khẩu làm thép xây dựng sẽ chịu thuế suất 10%; thép hợp kim nhưng được dùng để sản xuất que hàn thì thuế suất là 0%. “Phôi thép nhập khẩu để sản xuất thành thép xây dựng cũng phải chịu thuế suất 7%. Trong khi đó các DN cố tình nhập khẩu thép có chứa Bo và khai để sản xuất que hàn nhằm hưởng lãi suất 0% nhưng thực tế lại bán ra làm thép xây dựng. Do đó giá bán thép Trung Quốc nhập khẩu thấp hơn giá thép trong nước khiến DN càng khó khăn”, ông Thái nói.

Ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) - cho biết cùng với thép Trung Quốc, lượng thép nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á được hưởng thuế 0% cũng đang được nhập khẩu vào phía Nam khá nhiều khiến thị phần các DN trong nước bị giảm mạnh. Cụ thể thị phần thép cuộn f6-f8 trong nước của các DN thành viên VSA ở phía Nam chỉ còn 14% trong khi trước đây đều ở mức 30%.

Do đó mới đây, VSA đã gửi công văn đến Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan đề nghị có biện pháp khẩn cấp, kiểm tra lại các lô thép cuộn thực hiện đúng quy định đăng ký nhập khẩu nhằm kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu không để ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Cafeland.vn - Theo Thanh Niên
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.