Tuyến đường Đông - Tây tỉnh Ninh Bình tăng tổng mức đầu tư lên 1.913 tỉ đồng (ảnh: Báo Ninh Bình)
HĐND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường Đông - Tây tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I). Theo đó, dự án thuộc nhóm A sẽ được điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 1.913 tỉ đồng. Chi phí phát sinh hơn 427 tỉ đồng chủ yếu phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.
Về việc phân bổ chi phí sau điều chỉnh, Ngân sách trung ương sẽ tham gia 500 ti đồng từ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; ngân sách tỉnh bố trí 1.413 tỉ đồng.
Dự án Xây dựng tuyến đường Đông - Tây tỉnh Ninh Bình (giai đoạn 1) được phê duyệt năm 2021 với tổng mức đầu tư khoảng khoảng 1.486 tỉ đồng. Giai đoạn 1 của dự án khởi công từ đầu tháng 3/2022, thi công đoạn tuyến dài 23km từ quốc lộ 12B thuộc xã Văn Phong, huyện Nho Quan đến nút giao liên thông với cao tốc Bắc - Nam phía Đông, xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp.
Đường có quy mô giải phóng mặt bằng đủ mặt cắt ngang 70m, theo quy mô 8 làn xe toàn tuyến. Đầu tư xây dựng đoạn từ Tam Điệp đến Nho Quan quy mô nền đường 70m, mặt đường phần trục lõi 37m với 4 làn xe. Riêng đoạn đầu tuyến đến nút giao đường cao tốc Bắc - Nam xây dựng đủ mặt cắt nền và mặt đường 70m với 8 làn xe theo quy hoạch thành phố Tam Điệp.
Dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình triển khai, dự kiến thông xe kỹ thuật trên toàn tuyến trong năm 2023, hoàn thành năm 2024.
Cuối tháng 7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi kiếm tra tiến độ dự án tuyến đường Đông - Tây chuyến công tác tại tỉnh Ninh Bình. Thủ tướng đánh giá đây là tuyến đường "4 trong 1" có vai trò phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp, khoa học công nghệ, khi hoàn thành sẽ mở ra không gian phát triển mới, góp phần giảm tải cho thành phố Ninh Bình và các địa phương khác của tỉnh.
Thủ tướng yêu cầu tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới tập trung triển khai xây dựng tuyến đường Đông - Tây của tỉnh; phấn đấu sớm hoàn thành đoạn đã triển khai; với các đoạn còn lại kết nối với tỉnh Hòa Bình và kết nối với tuyến đường ven biển.
Tuyến đường khi hoàn thành sẽ kết nối đồng bộ với các trục giao thông quan trọng của quốc gia như: đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đường QL1A, đường bộ ven biển, đường sắt Bắc - Nam... Cùng với đó kết nối liên thông với tuyến đường Hồ Chí Minh và kết nối liên vùng giữa vùng Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La) với vùng Đồng bằng sông Hồng… góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông quốc gia.
-
Về đích năm 2024, tuyến đường Đông – Tây trị giá 1.500 tỉ đồng có vai trò như thế nào với Ninh Bình?
Tuyến đường Đông – Tây kết nối vùng rừng núi huyện Nho Quan đến huyện ven biển Kim Sơn của tỉnh Ninh Bình giao cắt với các trục giao thông quan trọng của quốc gia, như: cao tốc Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, đường ven biển Quảng Ninh – Thanh Hóa,…
-
Ninh Bình có thêm thành phố mới từ ngày 1/1/2025
Thành phố Hoa Lư được thành lập sẽ có diện tích tự nhiên 150,24 km2 và quy mô dân số 238.209 người. Đơn vị hành chính mới này giáp các huyện Yên Khánh, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, thành phố Tam Điệp và tỉnh Nam Định....
-
Phương án đầu tư 6 chung cư 15 tầng tại TP. Ninh Bình có gì đặc biệt?
UBND tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức hội nghị để nghe báo cáo về phương án đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội từ nguồn Quỹ đầu tư phát triển tỉnh. Dự án dự kiến được triển khai trên khu đất rộng 5ha tại phường Ninh Khánh, TP Ninh Bình, với tổng mức đầu tư...
-
Với 15.024 ha, phạm vi đô thị loại I có “di sản thiên niên kỷ” bao trùm các phường xã nào?
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 5/12/2024, chính thức công nhận khu vực dự kiến thành lập thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đạt tiêu chí đô thị loại I. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cấp hạ tầng xã hộ...